Sinh con và mang thai liên tục với khoảng cách thời gian quá ngắn sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi nhỏ, rủi ro tử vong ở cả mẹ và con. Trước hết, mang thai khi con đang bú sữa sẽ khiến người mẹ ít sữa đi, không đủ sữa cho con bú. Việc cho con bú sẽ kích thích sản xuất oxytocin, một loại hormone chịu trách nhiệm tạo ra các cơn co thắt trong cơ thể, đặc biệt là co thắt tử cung. Vì vậy, nếu đang cho con bú, bà mẹ mang bầu sẽ có thể phải trải qua những cơn gò tử cung nhiều và mạnh hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Sau sinh, sức khỏe của người mẹ còn chưa hồi phục hoàn toàn, mà lại mang thai nữa, rất dễ dẫn đến thai nhi yếu và dễ suy dinh dưỡng thai nhi. Đồng thời, cả mẹ và thai nhi đều rất dễ bị thiếu chất, nhất là các vi chất dinh dưỡng và khoáng như: Vitamin A, Vitamin D, sắt, kẽm, Canxi ...
Thời gian mang thai quá ngắn, người mẹ còn chưa hồi phục sức khỏe sau lần sinh đẻ trước, khi đó cơ thể người mẹ dễ bị thiếu máu, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường... trong thời gian mang thai và cả những khó khăn khi chuyển dạ, hay gặp nhất là cơn co tử cung yếu, gây chuyển dạ kéo dài.
Ngoài ra, khoảng cách thời gian giữa các thai kỳ dưới 18 tháng còn gây ra nguy cơ sinh con thiếu cân, sinh non, hay kích thước nhỏ so với tuổi thai.
Theo WHO, những đứa trẻ được thụ thai trong vòng 6 tháng sau khi anh chị chúng ra đời có nguy cơ bị sinh non cao hơn 40% và nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn 61% so với những thai nhi được thụ thai ít nhất 18 tháng sau đó.
Ngoài những bất lợi về sức khỏe, phụ nữ sinh con quá dày sẽ gặp các bất lợi về mặt xã hội, cụ thể là ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống riêng. Công việc ảnh hưởng sẽ liên quan đến kinh tế gia đình, trong khi các cặp vợ chồng có cùng lúc 02 con nhỏ sẽ cần chi phí khá lớn để nuôi, dạy con và cho con ăn học.
![]() |
Bác sỹ CK2 Phạm Thị Linh, Trưởng Khoa Sàng lọc sơ sinh, Trung tâm Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ tuyên truyền về sàng lọc sơ sinh cho sản phụ và gia đình sản phụ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trần Văn Nghị |
Lời khuyến cáo:
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai tốt nhất là từ 2 đến 5 năm.
- Các sản phụ sinh thường, nên chờ con được ít 12 tháng tuổi để có thai lần nữa.
- Các sản phụ sinh mổ, nên chờ con được ít 24 tháng tuổi để có thai lần nữa, tránh tình trạng vết mổ tử cung bị rách khi mang thai.
- Khoảng thời gian từ lúc sinh tới lúc mang thai lần tiếp theo của phụ nữ, cần ít nhất là 12 tháng. Khoảng cách này đặc biệt quan trọng với những phụ nữ trên 35 tuổi, kết hôn muộn và muốn sinh nhiều con.
Bs Nguyễn Văn Tĩnh
Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ
-
Hai vợ chồng đều khỏe mạnh có cần làm sàng lọc trước sinh? (02.12.2020)
-
Thời điểm tốt nhất để khám phụ khoa (22.06.2020)
-
Phụ nữ tuổi nào sinh con tốt nhất? (16.06.2020)
-
Phụ nữ chưa quan hệ tình dục sẽ được bác sĩ khám phụ khoa như thế nào? (12.06.2020)
-
Những kiến thức trước khi mang thai cần lưu ý (10.06.2020)
-
Đề xuất các trường hợp vợ chồng được sinh con thứ 3 (06.04.2020)
-
Chớ xem thường suy buồng trứng sớm (10.03.2020)
-
Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV (26.03.2020)
-
Buồng trứng đa nang và nguy cơ hiếm muộn (02.03.2020)
-
Các mốc siêu âm, khám thai mẹ bầu cần nhớ để sinh con khỏe mạnh (06.01.2020)
-
Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản và trao quyền cho phụ nữ (11.07.2019)
-
Giảm cân... giảm luôn tuổi thọ! (14.06.2019)
-
Vô sinh không rõ nguyên nhân- Bệnh nguy hiểm thứ 3 ở thế kỷ 21 (10.06.2019)
-
Từ ngày 1/7/2019, nếu vợ sinh con, chồng sẽ được hưởng nhiều chế độ thai sản hơn trước đây. (30.06.2019)
-
Sinh con gái sẽ hạnh phúc hơn. (20.06.2019)
-
4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn (25.02.2019)
-
“Nghệ thuật” để vẫn lên đỉnh khi mang thai (25.02.2019)
-
Chị em cần cảnh giác cơn đau bụng bệnh lý (13.02.2019)
-
Thay đổi sau khi sinh ở phụ nữ (06.02.2019)
-
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của tình dục (10.09.2018)



