Người bệnh phải có tuổi ít nhất là 16 và lớn hơn trẻ bị hại ít nhất 5 tuổi. Các hành vi bao gồm: nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục.
Ấu dâm là một bệnh, chứ không phải là tội. Không phải ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, nếu họ hiểu luật và kiểm soát được hành vi của mình (số này rất ít). Tuy nhiên đặc thù của đa số người bệnh là thích giao cấu với trẻ em - điều này phạm vào luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Ấu dâm sẽ gây tổn thương tâm lý và để lại hậu quả tinh thần rất nặng nề trong suốt cuộc đời bé gái. Tình trạng thường thấy của nạn nhân tội ấu dâm là hoảng loạn, hay gặp ác mộng, sợ người khác giới, luôn bị ám ảnh bị người đàn ông nào đó tấn công, luôn mặc cảm bản thân không còn trong sáng và hồn nhiên như các bạn cùng trang lứa.
Người bệnh tự cảm nhận mắc chứng ấu dâm thường khi đã qua khỏi tuổi dậy thì, khi xu hướng tình dục của họ vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người đồng lứa khác giới. Người bệnh không thể chọn xu hướng tình dục của bản thân và thường cảm thấy sợ hãi vì cảm xúc của mình. Họ cảm thấy tự ti, bị tách biệt khỏi xã hội và và luôn lo sợ người khác biết về xu hướng tình dục của mình. Tất cả các điều này khiến họ tránh xã giao với người khác nhưng lại thấy hấp dẫn bởi trẻ em vì trẻ em dễ gần và không phán xét như người lớn. Nhiều người bệnh ấu dâm đã tìm cách sống mai danh ẩn tích và đến một vùng đất, một đất nước xa lạ để hành động giao cấu với trẻ em. Không ít trường hợp ấu dâm có kèm các biểu hiện của các bệnh tâm thần khác như lo âu, trầm cảm nặng, rối loạn cảm xúc và lạm dụng chất kích thích...
![]() |
Hình minh họa |
Hiện nay, khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ấu dâm. Hầu hết các chuyên gia cho rằng ấu dâm có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội. Một số nghiên cứu về yếu tố sinh học gây ra bệnh ấu dâm đưa ra giả thuyết rằng: chỉ số IQ và trí nhớ kém, ít chất trắng trong não bộ hơn, ít hormon testosterone, các vấn đề trong não bộ... nằm trong các nguyên nhân gây bệnh. Khi thấy các biểu hiện khác thường về xu hướng tình dục, người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ để tìm giải pháp khắc phục.
Cha mẹ, người thân và toàn xã hội cần bảo vệ trẻ em trước các đối tượng mắc bệnh ấu dâm, để tránh các hậu quả lớn về mặt tinh thần và tính cách của con sau này.
Lan Hương
Theo BS. Đinh Mạnh Trí-Báo Sức khỏe &Đời sống
-
Dậy thì muộn, ảnh hưởng thế nào (30.04.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân có thực sự cần thiết cho các cặp đôi? (27.05.2020)
-
Điều cần biết khi bé gái dậy thì (27.04.2020)
-
Giáo dục giới tính cho con gái: Dạy con từ thuở còn thơ (25.03.2020)
-
Bạn đã hiểu chàng chưa? (28.02.2020)
-
Thì thầm với con gái (16.03.2020)
-
Cảnh báo tình trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm (14.01.2020)
-
7 điều bí mật nói với con (07.11.2019)
-
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” (08.10.2019)
-
“Ươm mầm sống” cho trẻ từ câu chuyện của con mình. (13.06.2019)
-
7 thói quen của cha mẹ vô tình hại con (13.06.2019)
-
Con số báo động: Cứ 4 trẻ em gái thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục (12.06.2019)
-
Những điều cần nói với vị thành niên/thanh niên (09.06.2019)
-
Tình dục trong giới trẻ: Gia đình là nền tảng định hướng chuẩn mực (04.03.2019)
-
Giáo dục giới tính ở bậc tiểu học: Sớm hay muộn? (19.12.2018)
-
Dạy con cách tránh thai: Cớ sao lại ngại “vạch đường cho hươu chạy”? (19.11.2018)
-
Tuổi nào con bạn biết yêu? (20.02.2019)
-
Nói chuyện về giới tính, tình dục với vị thành niên như thế nào? (11.02.2019)
-
Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân (14.12.2018)
-
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? (10.12.2018)



