Cơ hội duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng
Sự thay đổi nhân khẩu học ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất chưa từng thấy trong lịch sử. Nếu như ở châu Âu, phải mất hàng thế kỷ mới có được sự “bùng nổ” dân số trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ sinh thì khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ cần 30 năm để đạt được điều này. Trong cuộc họp báo công bố Báo cáo Phát triển con người của khu vực tại Hà Nội ngày 27/4, UNDP khuyến nghị: “Nếu các nước trong khu vực không bắt đầu lên kế hoạch để tận dụng sự thay đổi về nhân khẩu học này, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư cho tương lai”.
Báo cáo "Định hình tương lai: Nhân khẩu học thay đổi có thể là động lực cho phát triển con người thế nào?" cho biết các nước châu Á - Thái Bình Dương hiện nay có số người trong độ tuổi lao động nhiều hơn và số người phụ thuộc ít hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Điều này tạo bàn đạp cho sự tăng trưởng. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 68% dân số toàn khu vực và số người phụ thuộc chiếm 32%. Ông Thangavel Palanivel, tác giả chính của Báo cáo nhấn mạnh: "Nếu một quốc gia có nhiều người trong độ tuổi lao động, có thể làm việc, tiết kiệm và nộp thuế thì quốc gia đó có tiềm năng chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh đầu tư cho y tế, giáo dục và xây dựng sự thịnh vượng trong tương lai".
Báo cáo kêu gọi các quốc gia khẩn trương xây dựng kế hoạch và khuyến nghị “9 hành động vì phát triển bền vững”. Đây là những chính sách cụ thể phù hợp với tình hình nhân khẩu học của mỗi nước. Đối với các quốc gia có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, UNDP kêu gọi chính phủ tạo ra việc làm phù hợp với lực lượng lao động và bình đẳng cho phụ nữ, đồng thời có giải pháp biến tiết kiệm thành đầu tư trong khu vực. Đối với các quốc gia có dân số trẻ thì cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe, để thanh niên rời ghế nhà trường có thể làm việc một cách hiệu quả, đồng thời phải khuyến khích sự tham gia của thanh niên trong đời sống xã hội.
Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền về quyền lợi của nữ công nhân lao động tại nhà máy cá hộp Kiên Giang ( Cảng cá Tắc Cậu, xã Bình an (Châu Thành). Ảnh Tuân Kiệt |
Ở những quốc gia có dân số già hơn, chính phủ cần thiết kế một hệ thống lương hưu hợp lý, bền vững, hỗ trợ người cao tuổi tham gia nhiều hoạt động xã hội và thúc đẩy giá trị của mỗi công dân cao tuổi. Nếu người cao tuổi muốn làm việc, cần đảm bảo rằng họ có thể đóng góp những kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong thị trường lao động. Ông Từ Hạo Lương, trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của UNDP, cho biết "Thời gian từ nay đến năm 2050 là cơ hội để tăng năng suất, đầu tư vào phát triển và tiết kiệm cho tương lai. Nếu các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tạo được điều kiện làm việc tối ưu thì nền kinh tế của khu vực sẽ bắt đầu chậm lại vào năm 2050 khi số lượng dân số trong độ tuổi lao động hiện tại sẽ bắt đầu nghỉ hưu".
Cơ hội tận dụng cơ cấu “dân số vàng” của Việt
Từ Báo cáo Phát triển con người của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể thấy, Việt
Nhiều quốc gia châu Á đã biết tận dụng triệt để cơ hội “dân số vàng” để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng như
Chi cục DS-KHHGĐ tuyên truyền hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh, cho nữ công nhân nhà may cá hộp Kiên Giang. ( Cảng cá Tắc Cậu, xã Bình an (Châu Thành). Ảnh Tuấn Kiệt |
Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” là một cơ hội hiếm hoi chỉ xuất hiện một lần trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia và đây chính là cơ hội để Việt
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có kế hoạch tận dụng cơ hội “dân số vàng” và ứng phó với những thách thức của giai đoạn già hóa hiện nay trước khi quá muộn. Để đưa đất nước đi lên, phát triển bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với thách thức dân số "siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng", cần tận dụng những vận hội do "cơ cấu dân số vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, để nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư. “Mỏ vàng không khai thác thì còn, "cơ cấu dân số vàng", nếu không khai thác thì sẽ hết. Bởi vậy, nhận rõ, nắm bắt và tận dụng cơ hội này càng sớm, càng tốt, không chỉ là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, quản lý mà còn là của mỗi người dân”./. Tuấn Kiệt (theo Truyền thông Tổng cục dân số)
-
Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về Dân số và Phát triển (28.04.2020)
-
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển dân số bền vững (19.02.2020)
-
Bia “mát” hơn rượu: Chuyên gia WHO nói gì? (14.06.2019)
-
uống bia ít nguy hại hơn uống rượu là hết sức sai lầm (12.06.2019)
-
Bước ngoặt về chính sách dân số (22.02.2019)
-
Huyện Tân Hiệp: Khám sức khỏe cho người cao tuổi (03.01.2019)
-
Một số lĩnh vực chủ yếu liên quan đến chất lượng dân số (16.07.2018)
-
Xã hội hóa phương tiện tránh thai: Không thể chậm trễ (24.07.2017)
-
Hội thảo về thích ứng với tình hình biến đổi dân số (15.03.2017)
-
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ về già hóa dân số tại Tổng cục DS-KHHGĐ (22.02.2017)
-
Người miền nào thọ nhất Việt Nam (15.09.2016)
-
Chuyển trọng tâm chính sách dân số, từ KHHGĐ sang dân số và phát triển: Bước ngoặt lớn cho chính sách dân số của Việt Nam (29.04.2016)
-
Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12/2015): Xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số (25.11.2015)
-
Hội nghị lần thứ 2 ASEAN-Nhật Bản về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (05.08.2015)
-
GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể (23.09.2013)
-
Câu lạc bộ “xóa mù” bơi lội cho trẻ em vùng sâu (01.07.2013)
-
Thầy phong thủy “bói” gì về năm 2013? (12.12.2012)
-
Kỷ niệm Ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2012: Gia đình là pháo đài vững chắc ngăn chặn các tệ nạn xã hội (26.06.2012)
-
Chỉ số Hòa bình Toàn cầu năm 2012: Việt Nam xếp thứ 34/158 (12.06.2012)
-
Bốn phát hiện chính về “Bạo lực đối với trẻ em” (13.03.2012)



