Chỉ số Hòa bình Toàn cầu được xây dựng trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội phạm bạo lực, chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và mức độ ổn định chính trị quốc gia...
Những top ten của thế giới
Công bố cũng cho thấy năm qua, thế giới trở nên ôn hoà hơn một chút. Các khu vực Bắc Mỹ, châu Á Thái Bình dương có tăng điểm so với năm trước. Mức độ hoà bình ở tiểu vùng Sahara châu Phi cũng được cải thiện dần đều kể từ năm 2007.
Châu Âu vẫn là khu vực đứng đầu thế giới về mức độ hoà bình. Đa số các nước tại khu vực này đều lọt vào top 20. Thế giới cũng ghi nhận sự nỗ lực vượt hạng của các quốc gia như Srilanka, Serbia, Bhutan, Bulgaria, Argentina, Macedonia…
Trong đó sự thăng hạng của Srilanka là ngoạn mục nhất, từ vị trí 126 (2011) lên 103 (2012) nhờ đã kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm qua. Trong khi đó Ai Cập lại là quốc gia tụt hạng nhiều nhất tới 38 bậc từ vị trí thứ 73 (2011) xuống 111 (2012). Tiếp đó là Tunisia, Malawai, Rwanda, Thái Lan… cũng tụt hạng từ 19 đến trên 30 bậc bởi những cuộc chiến, bạo loạn liên tục nổ ra.
![]() |
Việt Nam- một trong những điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Ảnh: T. L |
Năm nay, Iceland vẫn giữ vị trí quán quân thế giới về chỉ số hòa bình (năm 2011 Iceland cũng đứng vị trí thứ nhất). Tiếp theo Iceland là New Zealand, Đan Mạch và Canada. Nhật Bản đã tụt 2 bậc so với năm 2011 và xếp ở vị trí thứ 5.
Những quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng vẫn là những nơi liên tiếp nổ ra những cuộc giao tranh, bạo loạn như Somalia, Afghanistan, Sudan, Iraq, Cộng hoà Dân chủ Congo... Nền hòa bình lý tưởng của người dân vẫn treo trên đầu những họng súng. Somali cũng là quốc gia 2 năm liền liên tiếp đứng chót bảng xếp hạng.
10 quốc gia đứng đầu và 10 quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng GPI 2012 |
![]() |
Chính trị được ổn định, an ninh, chủ quyền, an toàn, trật tự xã hội được giữ vững. Các chỉ số về phát triển con người của Việt Nam luôn được cải thiện. Việt Nam cũng thuộc nhóm nước có mức độ bình đẳng giới cao trên thế giới. |
Hãy làm một so sánh thú vị về chỉ số hòa bình của các nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan chính trị quan trọng bậc nhất của Liên hợp quốc có nhiệm vụ chính là duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
Theo website của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì ngoài 5 nước thường trực là Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc hiện tại còn có 10 nước là các thành viên không thường trực gồm: Colombia, Đức, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Azerbaijan, Guatemala, Morocco, Pakistan và Togo.
Ngoại trừ Togo không có số liệu thì có tới 7/14 nước còn lại xếp ở “thứ hạng khủng” từ dưới trở lên (từ 124-153). Riêng đối với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ thì không nước nào lọt vào top 20, thậm chí Nga còn lọt vào top 10 của bảng xếp hạng tính từ dưới lên.
Cộng đồng quốc tế ghi nhận Việt Nam
Theo bảng xếp hạng, Việt Nam xếp thứ 34/158 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm nước có chỉ số hòa bình cao trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore và Malaysia và nếu so sánh với các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5.
Việt Nam đã từng trải qua những thời khắc khốc liệt của lịch sử bởi những cuộc chiến xâm lược từ các nước. Cũng bởi thế, Việt Nam hiểu sâu sắc các giá trị của nền độc lập và hòa bình quốc gia. Những năm gần đây, Việt Nam được biết đến với tư cách một quốc gia năng động, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Hàng loạt các chính sách phát triển kinh tế đất nước, cải thiện chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt từ văn hóa, giáo dục, y tế đến lao động, việc làm… đã được ban hành và thực thi. Chính trị được ổn định, an ninh, chủ quyền, an toàn, trật tự xã hội được giữ vững. Các chỉ số về phát triển con người của Việt Nam luôn được cải thiện. Việt Nam cũng thuộc nhóm nước có mức độ bình đẳng giới cao trên thế giới.
Lương Quang Đảng
Theo Giadinhnet
-
Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về Dân số và Phát triển (28.04.2020)
-
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển dân số bền vững (19.02.2020)
-
Bia “mát” hơn rượu: Chuyên gia WHO nói gì? (14.06.2019)
-
uống bia ít nguy hại hơn uống rượu là hết sức sai lầm (12.06.2019)
-
Bước ngoặt về chính sách dân số (22.02.2019)
-
Huyện Tân Hiệp: Khám sức khỏe cho người cao tuổi (03.01.2019)
-
Một số lĩnh vực chủ yếu liên quan đến chất lượng dân số (16.07.2018)
-
Xã hội hóa phương tiện tránh thai: Không thể chậm trễ (24.07.2017)
-
Hội thảo về thích ứng với tình hình biến đổi dân số (15.03.2017)
-
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ về già hóa dân số tại Tổng cục DS-KHHGĐ (22.02.2017)
-
Người miền nào thọ nhất Việt Nam (15.09.2016)
-
“Bùng nổ” dân số trong độ tuổi lao động (13.06.2016)
-
Chuyển trọng tâm chính sách dân số, từ KHHGĐ sang dân số và phát triển: Bước ngoặt lớn cho chính sách dân số của Việt Nam (29.04.2016)
-
Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12/2015): Xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số (25.11.2015)
-
Hội nghị lần thứ 2 ASEAN-Nhật Bản về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (05.08.2015)
-
GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể (23.09.2013)
-
Câu lạc bộ “xóa mù” bơi lội cho trẻ em vùng sâu (01.07.2013)
-
Thầy phong thủy “bói” gì về năm 2013? (12.12.2012)
-
Kỷ niệm Ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2012: Gia đình là pháo đài vững chắc ngăn chặn các tệ nạn xã hội (26.06.2012)
-
Bốn phát hiện chính về “Bạo lực đối với trẻ em” (13.03.2012)



