Người bị mất ngủ thường có các dấu hiệu sau: mỗi đêm thường mất 30-45 phút để đi vào giấc ngủ; khó khăn khi duy trì giấc ngủ; thức dậy sớm, không thể quay trở lại giấc ngủ; phiền muộn; ban ngày cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi hay kiệt sức; cáu gắt hay quên; khó tập trung...
Người bị mất ngủ có thể tham khảo các cách sau đây để có giấc ngủ tốt hơn:
1. Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein. Hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày, tốt nhất không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc lá bởi nicotin làm cho khó rơi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc.
2. Ngủ trưa ngắn: Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút - thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó.
3. Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Tuy nhiên cần tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.
4. Thiết lập lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.
5. Làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư: Trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.
6. Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.
7. Không xem đồng hồ: Nhìn những phút không ngủ trôi qua sẽ khiến chúng ta khó khăn hơn để trở lại giấc ngủ. Hãy xoay mặt đồng hồ để không thể nhìn thấy nó.
8. Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.
9. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, nên hạn chế uống các loại nước trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.
Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Tạo dựng cho mình thói quen tốt từ những hành động đơn giản nói trên sẽ giúp người cao tuổi cải thiện giấc ngủ, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống./. Quỳnh My. Theo CPCS
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Bệnh sa sút trí tuệ ở người già (15.09.2020)
-
Những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi (29.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)
-
Kiên Giang: Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (05.06.2020)
-
Cần sự đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (08.04.2020)
-
Bổ sung canxi và vitamin D cho người cao tuổi (01.04.2020)
-
Việt Nam già hóa dân số nhanh nhất thế giới, sao tránh cảnh “chưa giàu đã già”? (24.02.2020)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (11.02.2020)
-
Bác sĩ khuyên người già nên đi khám cúm corona khi có triệu chứng sau (10.02.2020)
-
Cần sự đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (08.01.2020)
-
Kiên Giang: Sớm thành lập Khoa Lão khoa giúp chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người cao tuổi (12.11.2019)
-
Xây dựng chính sách thích ứng già hóa dân số (05.11.2019)
-
Cần làm gì để ứng phó với nữ hóa người cao tuổi ? (05.11.2019)
-
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - Điểm tựa cho người cao tuổi (05.09.2019)
-
Phòng ngừa thoái hóa khớp ngay từ khi còn trẻ (14.06.2019)
-
Ngày truyền thống người cao tuổi 6/6 (06.06.2019)
-
Đối diện với “làn sóng bạc đầu” (10.06.2019)
-
Thích ứng già hóa dân số: Cần chuẩn bị cho tuổi già từ khi còn trẻ (10.06.2019)
-
Tuổi thọ trung bình thế giới tăng 5,5 tuổi, nữ sống thọ hơn nam (07.06.2019)



