Đây là số liệu được nêu trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 13/6 vừa qua. Báo cáo này cũng cho biết số người tăng thêm này chủ yếu ở các nước đang phát triển, trong đó hơn một nửa số tăng sẽ thuộc về châu Phi.
Theo báo cáo này: Dân số tại khu vực phát triển sẽ giữ ở mức không thay đổi vào khoảng 1,3 tỷ người từ nay cho tới 2050. Trong khi đó, tại 49 nước kém phát triển dự báo sẽ có quy mô tăng gấp đôi ở mức 900 triệu người vào năm 2013 lên 1,8 tỷ người vào năm 2050. Nếu như so sánh với những đánh giá trước đây về xu hướng dân số, tổng dự báo dân số cao hơn, lý do chủ yếu do những thông tin thu được về tỷ lệ sinh tại một số quốc gia. Ví dụ, tỷ lệ sinh cao tại 15 quốc gia khu vực tiểu Sahara dự kiến số con trên một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đã được điều chỉnh tăng thêm 5% so với trước đây.
“Trong một số trường hợp, tỷ lệ sinh thực tế dường như tăng lên trong những năm gần đây; ở một số nước khác tỷ lệ dự báo lại quá thấp. Trong khi đó số con trung bình trên một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ở các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Brazil, Nam Phi… đã giảm một cách nhanh chóng thì tại các nước như Nigeria, Niger, Cộng hòa Công gô, Etiopia và Uranda, Afganistan và Timore – Leste tiếp tục tăng nhanh trong vòng vài thập kỷ tới, trong đó với mức 5 trẻ em trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ”- ông John Wilmoth, Trưởng phòng Dân số, Vụ Kinh tế và các vấn đề xã hội của LHQ chia sẻ.
Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Ấn Độ dự báo sẽ trở thành quốc gia đông dân cư nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc vào khoảng năm 2028 khi cả hai nước đạt mức dân số 1,45 tỷ người. Sau đó dân số Ân Độ tiếp tục tăng và tỷ lệ tăng của Trung Quốc thì bắt đầu giảm. Trong khi đó dân số của Negeria sẽ vượt qua Mỹ trước năm 2050. Dân số châu Âu dự báo giảm 14% và ông Wilmoth cảnh báo rằng, lục địa này đang phải đối mặt với thách thức về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người già khi tỷ lệ già hóa dân số đang tăng nhanh. Nhìn chung, tuổi thọ được dự báo sẽ tăng ở các nước phát triển và đang phát triển trong những năm tới. Ở cấp độ toàn cầu, dự báo tuổi thọ sẽ đạt 76 tuổi vào giai đoạn 2045 – 2050 và 82 vào 2095 – 2100. Vào cuối thế kỷ, tuổi thọ bình quân ở các nước phát triển đạt mức 89 tuổi so với 81 tuổi ở các nước đang phát triển.
Trần Văn Thao
Theo Báo Gia đình & Xã hội
-
Hàn Quốc chịu chi để khuyến sinh (22.12.2020)
-
Hàn Quốc lo sợ bị tuyệt chủng (15.10.2020)
-
Covid-19 khiến hàng triệu phụ nữ không thể thực hiện kế hoạch hóa gia đình (29.04.2020)
-
Chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7/2020: Đẩy lùi COVID-19-Cách thức bảo vệ quyền và sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh hiện tại (09.07.2020)
-
Indonesia với làn sóng bùng nổ dân số hậu COVID-19 (03.04.2020)
-
Thái Lan Dùng sự hài hước để giáo dục giới tính (02.04.2020)
-
6 lý do tại sao trẻ em Nhật Bản có sức khoẻ tốt nhất thế giới (16.03.2020)
-
Mất cân bằng giới tính tại Hàn Quốc (08.01.2020)
-
Bùng nổ dân số ở Ai Cập, chính thức chạm mốc 100 triệu (06.01.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2019 Chủ động sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp để tránh thai ngoài ý muốn. (23.09.2019)
-
Thông điệp của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc Nhân Ngày Dân số thế giới 11/7/2017: Kế hoạch hóa gia đình nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh (11.07.2017)
-
Phận chui nhủi của con thứ hai ở Trung Quốc (15.10.2013)
-
Ứng phó với tình trạng mức sinh rất thấp và già hóa dân số nhanh của Hàn Quốc: Kinh nghiệm quý cho Việt Nam (20.06.2013)
-
Hội nghị thượng đỉnh Kế hoạch hóa gia đình London: 4,3 tỷ USD cho phụ nữ nghèo (18.07.2012)



