Trả lời: Câu hỏi của bạn rất trùng với nhiều bà mẹ mang thai đúng vào thời điểm cả nước nói riêng và cả thế giới nói chung đang trong thời gian phòng, chống đại dịch COVID-19. Và vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và con, tránh lây nhiễm bệnh thì hầu hếtnhiều bà bầu ngại đi khám thai định kỳ. Song các bà mẹ mang thai cần lưu ý, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh thì các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cần lưu ý những nội dung chính sau đây:
Nên tận dụng tối ưu việc sử dụng công nghệ thông tin để tư vấn và khám online của Bác sỹ chuyên khoa;
Đọc sách chuyên ngành được phép lưu hành, đã qua kiểm duyệt và được phép xuất bản có hướng dẫn và căn dặn rất kỹ của các bác sỹ chuyên khoa về việc tự bảo vệ, chăm sóc thai kỳ;
Trao đổi tham khảo kinh nghiệm tích cực từ những người mẹ đã có kết quả việc chăm sóc thai kỳ và có những đứa con được sinh ra khỏe mạnh
Tận dụng Dịch vụ Bác sỹ gia đình đến khám tại nhà. Trong trường hợp cần thiết vẫn phải đi khám tại các cơ sở chuyên khoa và tất nhiên phải thực hiện đúng đủ các biện pháp phòng chống dịch đã được cơ quan y tế hướng dẫn chi tiết và cụ thể về phòng, chống dịch COVID-19.
Thông qua các việc làm quan trọng nêu trên, bà mẹ mang thai sẽ được bác sĩ cho biết được tiền sử bệnh, loại thuốc mà các mẹ đang sử dụng… Ngoài ra, chị em phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Việc tư vấn hay được các bác sỹ chuyên khoa trực tiếp khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa. Trong trường hợp đang có bệnh thì cần điều trị dứt điểm vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Một số bệnh lý phụ khoa có thể được kể đến như: Viêm phụ khoa, polyp cổ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Nên xét nghiệm máu để tìm các bệnh lý về máu như thiếu máu, tan máu bẩm sinh,… hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến thai kỳ như viêm gan B, C, HIV, giang mai…
![]() |
Phụ nữ trong khi mang thai cần tiếp tục giữ gìn và chăm sóc sức khỏe thật tốt trong quá trình mang thai. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu đang bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao.
Cần duy trì và thực hiện tốt chế độ ăn lành mạnh. Ví dụ nên dùng 0.4 miligrams acid folic mỗi ngày để giúp giảm nguy cơ sinh con mang dị tật ống thần kinh.
Tập thể dục đều đặn. Giảm cân nếu bạn đang quá cân hay béo phì.
Ngưng hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các thuốc bất hợp pháp.
Trong thai kỳ, tránh tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hay nơi làm việc mà có thể gây hại cho thai nhi.
Hơn thế nữa, với phụ nữ trong khi mang thai cần tiếp tục giữ gìn và chăm sóc sức khỏe thật tốt trong quá trình mang thai. Nếu làm tốt công tác phòng dịch thì rất nên đi khám thai sớm và đều đặn trong suốt thai kỳ. Điều này rất quan trọng vì mỗi lần khám, bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé để phát hiện và giải quyết kịp thời bất cứ vấn đề nào có thể xảy ra./.
Trần Văn Nghị (Thực hiện)
-
Có phải cha mẹ khỏe mạnh là sinh ra con khỏe mạnh? (20.10.2020)
-
Những phụ nữ mang thai nào có nguy cơ cao cần phải thực hiện sàng lọc trước sinh? (15.10.2020)
-
Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào? (05.10.2020)
-
Sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh? (18.09.2020)
-
Sinh muộn con có dễ mắc các bệnh bẩm sinh? (14.09.2020)
-
Thời điểm nào thích hợp để sàng lọc trước sinh? (04.09.2020)
-
Làm sao để biết được trẻ có mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh? (02.09.2020)
-
Có cần làm các xét nghiệm nào khác hay không, khi đi siêu âm bác sĩ đo độ mờ da gáy và nói thai phát triển bình thường? (27.08.2020)
-
Khám sức khỏe trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh có giống nhau hay không? (24.08.2020)
-
Bệnh lý di truyền có thể chủ động phòng ngừa được hay không? (20.08.2020)
-
Làm thế nào để truyền thông hiệu quả về lợi ích của tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân? (13.08.2020)
-
Xét nghiệm Double test và Triple test để làm gì? (19.08.2020)
-
Nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng? (10.08.2020)
-
Uống nước trước khi đi ngủ: Nên hay không nên? (25.06.2020)
-
Cách khám vô sinh ở nam giới phổ biến hiện nay (19.05.2020)
-
13 triệu người Việt Nam mang gen gây bệnh tan máu bẩm sinh (05.05.2020)
-
10 sự thật về siêu âm thai (12.05.2020)
-
Hệ lụy nguy hiểm khi quan hệ tình dục trước 18 tuổi (21.12.2018)
-
Lợi ích không ngờ để quan hệ tình dục vào buổi sáng (13.06.2017)
-
Cuồng dâm dưới góc nhìn khoa học (15.05.2017)



