Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc đánh giá tình trạng sức khỏe của các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Khi đi khám những cặp vợ chồng sắp kết hôn sẽ được làm các xét nghiệm để kiểm tra, phát hiện các bệnh truyền nhiễm – viêm gan B, HIV, viêm gan C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Ngoài ra khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể xác định bệnh lý rối loạn do di truyền nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo ở con cái và giúp các cặp vợ chồng quyết định nên sinh ra có nguy cơ mắc bệnh đứa trẻ bị ảnh hưởng.
Kết quả hình ảnh cho khám sức khỏe tiền hôn nhân
Đối với những cặp đôi có ý định kết hôn, gói khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện những vấn đề cũng như rủi ro sức khỏe tiềm ẩn cho bản thân và con cái của họ trong tương lai. Việc kiểm tra sức khỏe là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ cặp đôi nào, qua đó họ có thể hiểu rõ về yếu tố di truyền của bản thân và có biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa cần thiết.
Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của những cặp đôi chuẩn bị kết hôn, trong đó các cặp vợ chồng tương lai sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra bệnh di truyền, lây và truyền nhiễm giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ/chồng và con cái.
Kết quả hình ảnh cho khám sức khỏe tiền hôn nhân
Khám sức khỏe tiền hôn nhân chính là phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống hôn nhân và tương lai của con cái sau này. Điều này không chỉ giúp bản thân họ biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình mà còn giảm nguy cơ lây bệnh sang cho người bạn đời, đặc biệt là con của họ sau này.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm khám những gì
Thông thường, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe:
– Kiểm tra sức khỏe chung: mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…
– Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, sùi mào gà, nấm…
– Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích…
– Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch…
– Bệnh di truyền như: hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư, rối loạn đông máu…
– Bệnh truyền nhiễm: bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy
Các xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe tiền hôn nhân
Kiểm tra đường huyết
Công thức máu
Viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm HIV
Chức năng thận
Chức năng gan
Điện tâm đồ
Tổng phân tích nước tiểu
X quang ngực phẳng
Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân khi nào là thích hợp nhất?
Theo bác sĩ, các cặp đôi sắp kết hôn nên có kế hoạch khám trước khi cưới khoảng từ 3 – 6 tháng. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng dự định sinh con ngay, để đảm bảo sức khỏe cho con sau này. Việc tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ được xem là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số./. Khánh My. Theo CPCS
-
Dậy thì muộn, ảnh hưởng thế nào (30.04.2020)
-
Điều cần biết khi bé gái dậy thì (27.04.2020)
-
Giáo dục giới tính cho con gái: Dạy con từ thuở còn thơ (25.03.2020)
-
Bệnh ấu dâm: làm sao nhận biết? (19.02.2020)
-
Bạn đã hiểu chàng chưa? (28.02.2020)
-
Thì thầm với con gái (16.03.2020)
-
Cảnh báo tình trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm (14.01.2020)
-
7 điều bí mật nói với con (07.11.2019)
-
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” (08.10.2019)
-
“Ươm mầm sống” cho trẻ từ câu chuyện của con mình. (13.06.2019)
-
7 thói quen của cha mẹ vô tình hại con (13.06.2019)
-
Con số báo động: Cứ 4 trẻ em gái thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục (12.06.2019)
-
Những điều cần nói với vị thành niên/thanh niên (09.06.2019)
-
Tình dục trong giới trẻ: Gia đình là nền tảng định hướng chuẩn mực (04.03.2019)
-
Giáo dục giới tính ở bậc tiểu học: Sớm hay muộn? (19.12.2018)
-
Dạy con cách tránh thai: Cớ sao lại ngại “vạch đường cho hươu chạy”? (19.11.2018)
-
Tuổi nào con bạn biết yêu? (20.02.2019)
-
Nói chuyện về giới tính, tình dục với vị thành niên như thế nào? (11.02.2019)
-
Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân (14.12.2018)
-
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? (10.12.2018)



