Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, trở thành một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo số liệu thống kê, NCT tỉnh Kiên Giang chiếm tỷ lệ trên 7% (Số liệu của Hội người cao tuổi là 8,69%).
Dự báo đến năm 2050, số người già ở Việt Nam chiếm khoảng 1/4 dân số. Chăm sóc người già, xây dựng các chính sách an sinh, xã hội, y tế cho người già phải là một trong những ưu tiên trong thời gian tới, coi già hóa dân số không chỉ là thách thức mà còn là động lực, là điều kiện để phát triển một xã hội ấm no, nhân ái và hạnh phúc.
Gánh nặng bệnh tật của người Việt Nam là rất lớn, thời gian đau ốm trong cả cuộc đời khoảng 15,3 năm. Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, trung bình một NCT mắc 3 bệnh với khoảng 95% NCT có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của NCT. Nhiều người cao tuổi cần sự chăm sóc, trách nhiệm này thường thuộc về gia đình. Nhưng, mức sinh hiện nay đang giảm, tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế thị trường … đã làm thay đổi mối quan hệ gia đình truyền thống, đôi khi gánh nặng đặt vào mạng lưới hỗ trợ của xã hội. Khi số NCT tăng lên, các gia đình sẽ cần sự hỗ trợ chăm sóc NCT từ sự bảo trợ xã hội, bác sĩ gia đình ….
Tại Hội nghị gần đây Phó Thủ tướng: Vũ Đức Đam, đã phát biểu: “Việt Nam cần chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; phát triển mô hình y học gia đình; đồng thời củng cố hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc NCT. Bên cạnh đó, cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt. Đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc NCT tập trung vào các bệnh mãn tính”.
Tại Kiên Giang đã xây dựng Kế hoạch số 1488/KH-SYT thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 17/10/2017.
Mục tiêu cơ bản của việc chăm sóc sức khỏe NCT: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe NCT; Nâng cao sức khỏe người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của NCT; Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà…); Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.
![]() |
Người cao tuổi Kiên Giang rất cần được tư vấn và khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Tuấn Nghĩa |
Năm 2018, Kiên Giang tổ chức triển khai thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe NCT, đồng thời hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam, chủ đề năm 2018 “Xã hội chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn”.
Hiện nay có nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe NCT như: Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình; Mô hình y tế viễn thông trong CSSK người cao tuổi; Mô hình CSSK cho người cao tuổi tại cộng đồng; Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của NCT …
Chi cục Dân số - KHHHGĐ đang chọn thử nghiệm mô hình: Câu lạc bộ dưỡng sinh của hội NCT phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá làm điểm.
Mô hình Câu lạc bộ sẽ có ưu điểm là xã hội hóa được công tác chăm sóc sức khỏe, thực hiện mục tiêu dự phòng là chính và sẽ thu hút được nhiều NCT cùng tham gia, được chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội tạo điều kiện giúp đỡ về địa điểm sinh hoạt và một phần kinh phí hoạt động.
Giai đoạn 1: thực hiện năm 2018
- Sinh hoạt tại các Câu lạc bộ: Người cao tuổi được tham gia luyện tập dưỡng sinh phục hồi sức khỏe, sinh hoạt văn hóa-văn nghệ-thể thao và vui chơi giải trí theo chuyên đề của Câu lạc bộ, sinh hoạt hằng ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ cho NCT: Dự kiến vào trung tuần tháng 8/2018 sẽ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Nếu phát hiện bệnh, tư vấn, giải thích, hướng dẫn điều trị.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề: Người cao tuổi được cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe, tâm sinh lý ở người cao tuổi, kiểm tra huyết áp. Tìm hiểu các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Qua đó, tuyên truyền con cháu trong gia đình và dòng họ, thực hiện tốt các chính sách Dân số-KHHGĐ, đặc biệt là chương trình nâng cao chất lượng dân số,….
Giai đoạn 2: Thực hiện năm 2019, tiếp tục duy trì các hoạt động của giai đoạn 1. Việc chăm sóc sức khỏe sẽ có 02 phương án lựa chọn:
- Hoặc có kế hoạch đào tạo Đội ngũ tình nguyện viên trợ giúp NCT khó khăn ở cộng đồng và bảo vệ quyền lợi cho NCT, mỗi Câu lạc bộ có 07 - 10 tình nguyện viên. Nhiệm vụ tình nguyện viên: luôn theo sát các hoạt động diễn ra trong CLB. Đội ngũ tình nguyện viên là những nhân viên thuộc mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trước khi triển khai hoạt động can thiệp - trợ giúp cho NCT, đội ngũ này thường xuyên được tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn để hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho NCT một cách khoa học, bài bản và hiệu quả nhất.
- Hoặc lựa chọn mô hình dịch vụ bác sỹ gia đình. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT tại gia đình có thể đáp ứng trọn gói hoặc từng gói nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu của NCT và gia đình, lấy nhu cầu thị trường làm tiêu chí hoạt động, các dịch vụ này phải dựa trên sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng dịch vụ, thời gian, loại hình và phương thức tổ chức dịch vụ. Vì vậy, phần lớn các dịch vụ cung ứng có chất lượng từ trung bình đến khá tốt, phục vụ nhanh và kịp thời đối với người cao tuổi. Chăm sóc sức khỏe tốt cho người già ngay tại gia đình là một phương án hiệu quả mà ngành y tế đang hướng tới.
![]() |
Đoàn viên thanh niên Đoàn cơ sở Sở Y tế thăm và tặng quà cho người cao tuổi sống tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Tuấn Nghĩa |
Thông qua mô hình Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi tại Câu lạc bộ là nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi. Khuyến khích mạnh mẽ các cơ sở cung cấp các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa và giải trí của NCT. Đặc biệt là cần phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả vai trò của NCT trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong xây dựng Đảng, chính quyền, coi việc phát huy NCT cũng là một giải pháp hữu hiệu chăm sóc sức khỏe NCT.
Chú thích ảnh: Một tiết mục văn nghệ của Hội Người cao tuổi thành phố Rạch Giá tham gia biểu diễn tại Hội thi Văn nghệ, thể thao người cao tuổi tỉnh Kiên Giang năm 2017./.
BsCK II. Nguyễn Văn Tĩnh
Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình (22.05.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)
-
Hàn Quốc lo sợ bị tuyệt chủng (04.05.2020)
-
Sàng lọc để phát hiện sớm thai nhi dị tật (04.03.2020)
-
Sàng lọc trước khi sinh bằng các biện pháp thăm dò đặc hiệu (03.03.2020)
-
Từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019: Những xu hướng mới về mất cân bằng giới tính khi sinh (25.09.2019)
-
Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh: Giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số (13.08.2019)
-
Bệnh tan máu bẩm sinh đang đe dọa hạnh phúc gia đình (10.10.2019)
-
Kỹ niệm ngày Dân số thế giới 11/7/2019. Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD Cairo, 1994). (02.07.2019)
-
Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc rất ít người (16.04.2019)
-
Tầm soát dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng giống nòi (03.03.2019)
-
Thích ứng với già hóa dân số (25.02.2019)



