Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn cho NCT; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cho NCT.
Còn xa lạ với chăm sóc NCT
Nửa tháng nay, cuộc sống của 3 anh em nhà anh Cường (Quan Nhân, Hà Nội) xáo trộn. Nguyên nhân do mẹ của anh bị ngã gãy chân và phải nằm viện điều trị hai tuần. Mặc dù ba anh em nhà anh Cường đều có điều kiện thuê người chăm sóc mẹ, nhưng dường như mọi việc lại không đơn giản. Từ ngày bị gãy chân, bó bột nằm một chỗ, ăn uống hằng ngày, vệ sinh cá nhân phụ thuộc vào người khác, bà trở nên dễ cáu gắt. Ngoại trừ việc thay quần áo hằng ngày thì bà rất “lười” ăn và “lười” đi vệ sinh. Lo lắng cho mẹ, anh Cường mời bác sĩ đến già đình thăm khám. Nhưng những gì bác sĩ trao đổi sau khi khám khiến anh Cường nhận thấy còn quá nhiều điều mình chưa biết về việc chăm sóc người già. Bác sĩ cho biết, người già rất khó liền xương; khi phải nằm một chỗ, ăn uống không đáng ngại nhưng việc vệ sinh là vấn đề gắn liền với lòng tự tôn của người già, nên họ thường ăn ít, uống ít nước để hạn chế tối đa việc đi vệ sinh.
Lâu nay, việc chăm sóc NCT đúng cách còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam, trong khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam diễn ra khá nhanh, hiện đang đứng thứ 7 trong tốp 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh. Các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ nhưng Việt Nam chỉ mất 15 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già. Hiện, tỷ lệ NCT của Việt Nam chiếm hơn 11% và khoảng 50 năm nữa Việt Nam sẽ có thêm 10 triệu NCT.
Theo GS, TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tuổi cao và các bệnh mạn tính là nguyên nhân chính dẫn đến giảm chức năng hoạt động hằng ngày của người già, như: Giảm khả năng đi lại, vệ sinh cá nhân, ăn uống, khả năng giao tiếp, quản lý tiền bạc, tài sản… Việc mất tính độc lập trong hoạt động chức năng hằng ngày là nguyên nhân gây tàn phế và đòi hỏi các biện pháp trợ giúp thích hợp. Nguy cơ tàn phế tăng cao mỗi khi người già nhập viện. Vì vậy sau khi điều trị giai đoạn ban đầu, người già cần tiếp tục được điều trị tăng cường sức khỏe và phục hồi chức năng để bảo đảm khi ra viện họ không bị phụ thuộc. “Việc phòng tránh nguy cơ tàn phế ở người già hết sức quan trọng. Chính vì vậy, hệ thống y tế cần có những thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của NCT”, GS,TS Phạm Thắng nhấn mạnh. Hiện có 46/63 tỉnh, thành phố thành lập Khoa Lão khoa trong bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và gần 30 nhà dưỡng lão tư nhân.
![]() |
Câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh Hội Người cao tuổi, Phường Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên. A Thanh Dũng |
Đầu tư chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia NCT đã nhận định: Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của NCT; tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên song tuổi thọ khỏe mạnh vẫn thấp. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước điển hình có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Chính vì vậy, chính sách để NCT sống khỏe và sống tốt đang là vấn đề cần được quan tâm. “Điều quan trọng hơn cả chăm sóc là phát huy tốt vai trò NCT. Đó chính là một trong những biện pháp chăm sóc tốt nhất, làm cho NCT cảm thấy mình có ích”, Phó thủ tướng nhận định.
Mặc dù tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73 năm nhưng chỉ có 64 năm sống khỏe. Về vấn đề này, Phó thủ tướng cho rằng, NCT có nhiều kinh nghiệm sống, sự tích lũy tri thức, nguồn vốn và kỹ năng làm việc tốt sẽ mang đến hiệu suất lao động cao nếu được khuyến khích và sử dụng hợp lý. Bởi vậy, việc phát huy được vai trò, kinh nghiệm sống, tri thức của NCT chính là biện pháp chăm sóc NCT tốt nhất, hiệu quả nhất; nhất là trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế và Việt Nam lại là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Vì lẽ đó, Việt Nam rất cần tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, lợi ích kinh tế thiết thực, đồng thời vẫn bảo đảm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc NCT./. Thanh Thanh: Theo Vụ Truyền thông - Giáo dục
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (04.01.2021)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình (22.05.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)
-
Hàn Quốc lo sợ bị tuyệt chủng (04.05.2020)
-
Sàng lọc để phát hiện sớm thai nhi dị tật (04.03.2020)
-
Sàng lọc trước khi sinh bằng các biện pháp thăm dò đặc hiệu (03.03.2020)
-
Từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019: Những xu hướng mới về mất cân bằng giới tính khi sinh (25.09.2019)
-
Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh: Giảm gánh nặng bệnh tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số (13.08.2019)
-
Bệnh tan máu bẩm sinh đang đe dọa hạnh phúc gia đình (10.10.2019)
-
Kỹ niệm ngày Dân số thế giới 11/7/2019. Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD Cairo, 1994). (02.07.2019)
-
Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc rất ít người (16.04.2019)
-
Tầm soát dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng giống nòi (03.03.2019)



