Đổi sức khỏe và cả nhan sắc, những người phụ nữ này chỉ nhận được khoảng 50.000 đồng/ngày đội đá.
Nhóm của chị Huỳnh Thị Cúc (gồm 4 chị em) đang đội những thúng đá cuối cùng cho chiếc ghe “ăn đá” 17 khối. Đã từ 2 ngày nay các chị phải thức dậy vào lúc 4 giờ sáng để đội đá. Vất vả là thế như mỗi chị chỉ được khoảng hơn 50.000 đồng (Kể cả tiền thưởng thêm của chủ ghe) vì mỗi khối đá xuống ghe được chủ bãi đá trả công vỏn vẹn chỉ 11.000 đồng.
Hỏi chủ bãi đá, anh Huỳnh Văn Tài sao trả công các chị “bèo” thế, anh cho biết “Quy định chung là thế có muốn trả hơn cũng không được, trước Tết chỉ có 8.000 đồng thôi…”
Giờ nghỉ giải lao thú vui duy nhất của những người phụ nữ đội đá là được uống nước đá để thỏa cơn khát!
Hai chị em Nguyễn Thị Kiều Oanh tuy mới 18-20 tuổi nhưng đã có thâm niên vài năm đội đá. Hỏi có người yêu chưa? Em trả lời gọn hơ: “Đội đá ai mà thương!!!”
Ở Bến Đá này trong những căn nhà ổ chuột, chỉ có trẻ em là vô tư nhất!
Bữa cơm đạm bạc trong căn lểu che tạm của hai vợ chồng người thợ đục đá.
Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm (quê ở Núi Tượng, Vạn Đông, Thoại Sơn, An Giang) và 2 đứa con chuẩn bị ăn cơm trưa. Vất vả là thế nhưng chỉ thấy chị chiên 2 cái trứng vịt và một dĩa dưa leo, ăn đạm bạc. Chị giải thích: “Chỉ có anh đi làm. Ngày được hơn 100 ngàn, chi tiêu trong ngày đã hết hơn 60 ngàn…”.
Đứa con gái lớn của chị mới học lớp 5, thương cha mẹ vất vả đã nghỉ học để giữ em cho ba mẹ đỡ tay chân. Vợ chồng chị còn một thằng con trai đang học lớp 3 và sống ở quê với ông bà nội.
Hỏi chị có biết, hôm nay là ngày gì không? Suy nghĩ một hồi, chị trả lời: “Ngày Phụ nữ” . Hỏi chị có mong muốn ở chồng chị điều gì không? “Muốn cả nhà nghỉ, vợ chồng con cái đi thăm mộ chị Sứ…Nhưng đi chơi thì tiền đâu mà ăn!!!...". Ước muốn của chị làm chúng tôi không khỏi nao lòng vì Bến Đá-nơi chị làm- chỉ cách mộ chị Sứ khoảng 4 km!
Phóng sự ảnh: Tuấn Nghĩa
-
Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về Dân số và Phát triển (28.04.2020)
-
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển dân số bền vững (19.02.2020)
-
Bia “mát” hơn rượu: Chuyên gia WHO nói gì? (14.06.2019)
-
uống bia ít nguy hại hơn uống rượu là hết sức sai lầm (12.06.2019)
-
Bước ngoặt về chính sách dân số (22.02.2019)
-
Huyện Tân Hiệp: Khám sức khỏe cho người cao tuổi (03.01.2019)
-
Một số lĩnh vực chủ yếu liên quan đến chất lượng dân số (16.07.2018)
-
Xã hội hóa phương tiện tránh thai: Không thể chậm trễ (24.07.2017)
-
Hội thảo về thích ứng với tình hình biến đổi dân số (15.03.2017)
-
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ về già hóa dân số tại Tổng cục DS-KHHGĐ (22.02.2017)
-
Người miền nào thọ nhất Việt Nam (15.09.2016)
-
“Bùng nổ” dân số trong độ tuổi lao động (13.06.2016)
-
Chuyển trọng tâm chính sách dân số, từ KHHGĐ sang dân số và phát triển: Bước ngoặt lớn cho chính sách dân số của Việt Nam (29.04.2016)
-
Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12/2015): Xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số (25.11.2015)
-
Hội nghị lần thứ 2 ASEAN-Nhật Bản về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (05.08.2015)
-
GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể (23.09.2013)
-
Câu lạc bộ “xóa mù” bơi lội cho trẻ em vùng sâu (01.07.2013)
-
Thầy phong thủy “bói” gì về năm 2013? (12.12.2012)
-
Kỷ niệm Ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2012: Gia đình là pháo đài vững chắc ngăn chặn các tệ nạn xã hội (26.06.2012)
-
Chỉ số Hòa bình Toàn cầu năm 2012: Việt Nam xếp thứ 34/158 (12.06.2012)



