Lão hóa là quy luật tự nhiên mà con người không thể tránh khỏi, quá trình này tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh, phát triển. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi.
1. Ngủ đủ giấc
Người lớn tuổi nên tạo cho mình thói quen ngủ nghỉ điều độ, ngủ đủ giấc. Ngủ sớm, đúng giờ, điều chỉnh thời gian sao cho ngủ đủ giấc mỗi ngày; buổi trưa nên ngủ từ 30 phút đến 1h để phục hồi sức khỏe và tránh mệt mỏi.
Không gian ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người cao tuổi. Môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, giấc ngủ sẽ sâu hơn. Không để đồ đạc lộn xộn, tránh xa tiếng ồn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp và kín gió về mùa đông nơi phòng ngủ
2. Dinh dưỡng hợp lý
Khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người già sẽ kém hơn người trẻ rất nhiều. Do đó, xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí là vô cùng quan trọng, nó giúp những người cao tuổi sống khỏe mạnh hơn, bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tránh mắc bệnh tuổi già, tăng cường tuổi thọ.
3. Những bài tập thể dục dưỡng sinh
Tập thể dục giúp người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ ,tăng tuổi thọ và hạn chế bệnh tật: đạp xe, tập các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền,...
![]() |
Lập hồ sơ quản lý sức khòe người cao tuồi sau khi khám sức khỏe định kỳ tại Xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng. A. Thanh Dũng |
4.Tham gia các hoạt động xã hội
Khoa học đã chứng minh, những người tính tình cởi mở, hòa đồng, có quan hệ rộng, nhiều bạn bè thường có sức khỏe tốt hơn những người sống cô đơn, sống khép kín. Những ai có nhiều người thân, bạn bè cuộc sống tinh thần sẽ cao hơn rất nhiều. Tham gia các hoạt động cộng đồng mang lại nhiều niềm vui lý thú cho người cao niên.
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Bởi vậy, người cao tuổi dễ mắc bệnh và bệnh mãn tính cũng thường hay bị tái phát.
Bên cạnh việc phòng bệnh ngay từ thời trẻ bằng cách xây dựng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng đủ chất, thường xuyên luyện tập, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, thì người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi nghi ngờ bản thân mình có bệnh để có thể soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời./. Khánh My. Theo Sức khỏe và Đời sống
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Bệnh sa sút trí tuệ ở người già (15.09.2020)
-
Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (21.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)
-
Kiên Giang: Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (05.06.2020)
-
Cần sự đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (08.04.2020)
-
Bổ sung canxi và vitamin D cho người cao tuổi (01.04.2020)
-
Việt Nam già hóa dân số nhanh nhất thế giới, sao tránh cảnh “chưa giàu đã già”? (24.02.2020)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (11.02.2020)
-
Bác sĩ khuyên người già nên đi khám cúm corona khi có triệu chứng sau (10.02.2020)
-
Cần sự đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (08.01.2020)
-
Kiên Giang: Sớm thành lập Khoa Lão khoa giúp chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người cao tuổi (12.11.2019)
-
Xây dựng chính sách thích ứng già hóa dân số (05.11.2019)
-
Cần làm gì để ứng phó với nữ hóa người cao tuổi ? (05.11.2019)
-
Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau - Điểm tựa cho người cao tuổi (05.09.2019)
-
Phòng ngừa thoái hóa khớp ngay từ khi còn trẻ (14.06.2019)
-
Ngày truyền thống người cao tuổi 6/6 (06.06.2019)
-
Đối diện với “làn sóng bạc đầu” (10.06.2019)
-
Thích ứng già hóa dân số: Cần chuẩn bị cho tuổi già từ khi còn trẻ (10.06.2019)
-
Tuổi thọ trung bình thế giới tăng 5,5 tuổi, nữ sống thọ hơn nam (07.06.2019)



