Tuy nhiên, ở nhiều gia đình các bậc cha mẹ chưa bao giờ nói chuyện về giới tính với con thì ngay bây giờ hãy tận dụng một cơ hội và hoàn cảnh để nói chuyện với con về giới tính. Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá trễ, thà cung cấp thông tin về giới tính cho con muộn còn hơn không.
Hãy tận dụng những cơ hội để có thể giáo dục giới tính cho phù hợp với lứa tuổi VTN. Ví dụ: Khi con bắt đầu dậy thì, cha mẹ có thể đề cập khi họ phát hiện những thay đổi ở con cái của mình (vỡ giọng, phát triển ngực) và sử dụng cơ hội này để thảo luận những thay đổi tất yếu diễn ra ở lứa tuổi VTN. Lưu ý: Dù con cái ở độ tuổi nào cha mẹ cũng có thể sử dụng sách, tài liệu, tranh ảnh, video và các chương trình tivi phù hợp với lứa tuổi đó để thảo luận về giới tính, tình dục với con.
Một vài điều đáng lưu ý
Cha mẹ có thể tận dụng những mẩu chuyện mang tính giáo dục định hướng để bắt đầu câu chuyện, ví dụ: Một trường hợp VTN trong trường của con mang thai, chuyện của con người hàng xóm hay các thông tin trên báo, chương trình giáo dục giới tính trên tivi …Nếu được có thể trả lời đầy đủ mọi câu hỏi của con cái, cố gắng sử dụng từ ngữ đơn giản, chính xác khoa học (sử dụng chính xác tên gọi các cơ quan sinh dục và các hành vi tình dục...). Trong câu chuyện chia sẻ với con, cha mẹ nên lắng nghe nhiều hơn nói: Ví dụ: sau khi hỏi "Con nghĩ thế nào về vấn đề đó?", cần lắng nghe xem con bạn nghĩ gì. Sau cùng, bạn có thể nói thêm rằng: "Cha mẹ tán thành suy nghĩ của con" hoặc "Cha mẹ chưa từng nghĩ về chuyện này như thế trước đây. Cha mẹ luôn nghĩ rằng… Cha mẹ rất vui khi con đã chia sẻ suy nghĩ với cha mẹ"; “Cha mẹ luôn là người bạn lớn tuổi của con, nếu con có suy nghĩ gì về vấn đề giới tính thì cùng trao đổi, nói chuyện với cha mẹ nhé”, để khuyến khích con chia sẻ lần sau…
Cha mẹ cũng nên có thói quen suy nghĩ về những câu hỏi mà VTN có thể hỏi trong lần nói chuyện tiếp theo: Ví dụ, câu hỏi "Bao nhiêu tuổi thì con được làm chuyện đó?" có thể ám chỉ rằng "Con đang nghĩ về hoạt động tình dục. Con nên làm gì bây giờ?". Cần trả lời thẳng vào câu hỏi của con về lứa tuổi được làm việc đó, giải thích cho con hiểu thời điểm chín muồi chức năng về sinh sản, sinh lý, tâm lý để hình thành một con người hoàn thiện. Tuy nhiên, nên nhớ rằng một câu hỏi về tình dục không mang ý nghĩa rằng con bạn đang có hoặc đang nghĩ về hoạt động tình dục. Vì vậy bạn không nên vội đưa ra kết luận.
![]() |
Trung tâm Y tế huyện Tân Hiệp tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Hội thi Kỹ năng truyền thông giỏi về DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang năm 2016. |
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ
Hãy luôn sẵn sàng: Hãy để cho con bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng nói chuyện về vấn đề tình dục và tạo thành thói quen nói chuyện về những suy nghĩ và cảm nhận của bạn và đề nghị con nói về suy nghĩ và cảm nhận của chúng.
Đưa ra câu hỏi: Thậm chí khi con bạn không hỏi, bạn hãy hỏi về những suy nghĩ của con bạn.
Hãy chân thành: Bạn phải rõ ràng và thành thật về những cảm nghĩ của mình và tìm hiểu cái mà bạn muốn nói về những cảm nghĩ của bạn trước khi nói với con cái.
Hãy nhẹ nhàng và bình tĩnh trong mọi trường hợp: Coi những khuyết điểm của con là những cơ hội học hỏi tích cực. Chỉ trích, rầy la, quát mắng, quở trách sẽ làm cho giao tiếp với con trở nên khó khăn và làm tổn thương lòng tự trọng của chúng.
Hãy giữ phương pháp giao tiếp cởi mở: Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ nét mặt và ngữ điệu nói để giúp thể hiện rằng bạn yêu và tôn trọng chúng nhiều như thế nào.
Tìm hiểu thế giới của con cái: Phải biết về thế giới con bạn đang sống. Chúng cảm nhận có những áp lực nào? Với chúng cái gì là bình thường. Cái gì là "vấn đề nhạy cảm". Nếu bạn chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến bạn bè của con bạn và hoạt động của chúng, chúng sẽ biết rằng bạn lo lắng cho con và bạn muốn là một phần trong cuộc sống của con.
Hãy kiên nhẫn: Con bạn tìm hiểu và biết thông tin về giới tính từ rất nhiều nguồn. Bạn cần phải chọn lọc, kể cho chúng và hình thành kiến thức cho chúng khi chúng lớn lên và trưởng thành. Hy vọng có các câu hỏi giống nhau để gợi lại vấn đề.
Hãy giữ sự hài hước: Cười bản thân bạn; đừng cười con bạn, tự chế nhạo bản thân mà không bao giờ chế giễu con bạn.
Nhắc lại những cảm nhận của bạn khi bạn ở tuổi VTN: Hãy nhớ rằng VTN là giai đoạn khó khăn. Lúc này, các em có thể đấu tranh vì cái tôi và sự tự lập riêng tư. Nhưng một lúc sau đó lại cần đến sự hỗ trợ của người lớn.
Hãy lắng nghe kỹ những điều mà con bạn nói hoặc hỏi: Đừng cho rằng một VTN có kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm, lão luyện hay ngờ nghệch về tình dục. Và hãy phản ứng lại câu hỏi thực tế hay câu hỏi ngụ ý, không phải vì sự lo lắng của bạn. Nếu bạn cung cấp cho các em những thông tin sai lệch, chúng có thể mất lòng tin vào bạn, cũng như là chúng sẽ tin tưởng bạn nếu bạn là nguồn cung cấp thông tin chắc chắn, chính xác và rõ ràng. Tất nhiên, các quyết định của VTN có thể khác với quyết định của bạn, nhưng chúng vẫn thuộc phạm vi cho phép./.
Bài và ảnh: Tuấn Nghĩa
-
Dậy thì muộn, ảnh hưởng thế nào (30.04.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân có thực sự cần thiết cho các cặp đôi? (27.05.2020)
-
Điều cần biết khi bé gái dậy thì (27.04.2020)
-
Giáo dục giới tính cho con gái: Dạy con từ thuở còn thơ (25.03.2020)
-
Bệnh ấu dâm: làm sao nhận biết? (19.02.2020)
-
Bạn đã hiểu chàng chưa? (28.02.2020)
-
Thì thầm với con gái (16.03.2020)
-
Cảnh báo tình trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm (14.01.2020)
-
7 điều bí mật nói với con (07.11.2019)
-
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” (08.10.2019)
-
“Ươm mầm sống” cho trẻ từ câu chuyện của con mình. (13.06.2019)
-
7 thói quen của cha mẹ vô tình hại con (13.06.2019)
-
Con số báo động: Cứ 4 trẻ em gái thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục (12.06.2019)
-
Những điều cần nói với vị thành niên/thanh niên (09.06.2019)
-
Tình dục trong giới trẻ: Gia đình là nền tảng định hướng chuẩn mực (04.03.2019)
-
Giáo dục giới tính ở bậc tiểu học: Sớm hay muộn? (19.12.2018)
-
Dạy con cách tránh thai: Cớ sao lại ngại “vạch đường cho hươu chạy”? (19.11.2018)
-
Tuổi nào con bạn biết yêu? (20.02.2019)
-
Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân (14.12.2018)
-
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? (10.12.2018)



