Theo nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy trong cuộc sống nếu nhìn về tương lai một cách tích cực và lạc quan sẽ giúp giảm rối loạn trí nhớ và khả năng phán đoán.
Sống vui vẻ là một liệu pháp giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Ảnh Internet
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đại học Michigan-Mỹ cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa lạc quan và sức khỏe tinh thần ở những người tuổi trên 65.
Dựa vào số liệu y tế của Viện Quốc gia về Lão khoa, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 4624 người tham gia và theo dõi trong 4 năm. Trong quá trình nghiên cứu có 502 người bị rối loạn nhận thức với các triệu chứng như mất trí nhớ,có những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sau khi xem xét các yếu tố hành vi, yếu tố sinh học và tâm lý học thì những đối tượng tham gia nghiên cứu càng có nhiều lạc quan trong cuộc sống thì càng có ít nguy cơ gây các rối loạn nhận thức. Tác giả của công trình nghiên cứu nhận xét rằng “lạc quan có thể là mục tiêu để hướng đến và hứa hẹn cho các biện pháp dự phòng và can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần”. Kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí “Psychosomatic Medicine”.
Ở Mỹ số người bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ dự kiến tăng từ 5,1 triệu năm 2015 lên 13,8 triệu từ đây đến năm 2050 và đây là vấn đề mà các nhà khoa học thật sự quan tâm.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy nhờ vào thái độ lạc quan yêu đời trong cuộc sống sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh ví dụ tập thể dục thể thao thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý… làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đặc biệt cơn đau tim và tai biến mạch não.
Nên luôn lạc quan yêu đời, tránh buồn chán, tránh cô đơn, nên có những cảm xúc dương tính như vui vẻ, rộng lượng, vị tha, yêu cái đẹp…vì vậy dành thời gian cho các hoạt động giải trí như đọc sách báo, xem tivi, đi dạo, chăm sóc cây cảnh, luyện tập thể dục thể thao nhằm tập thể dục cho trí não.
Bs Ái Thủy
(Theo Le Parisien)
-
Sự thật về tình dục sau tuổi 50 (05.02.2018)
-
Vì sao càng già càng thấy hạnh phúc hơn (19.11.2017)
-
Vị trí và vai trò của người cao tuổi (12.11.2017)
-
Lên chức ông/bà - niềm vui và trách nhiệm (10.11.2017)
-
Người cao tuổi với đời sống gia đình (09.11.2017)
-
Dân số Việt Nam - già chưa kịp giàu (08.11.2017)
-
Già hóa dân số - cơ hội lớn (07.11.2017)
-
Giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích (02.11.2017)
-
Chăm sóc người cao tuổi cần thực hiện từng giờ, từng phút (03.10.2017)
-
Kỹ niện 27 năm ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10/2017. Thích ứng với già hóa dân số. (02.10.2017)
-
Ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong giai đoạn già hóa dân số (01.10.2017)
-
Có nên gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão? (04.08.2017)
-
Có gì trong bí quyết trường thọ của con người (17.07.2017)
-
Khắc phục trục trặc ham muốn tuổi xế chiều (28.03.2017)
-
Ung thư sinh dục ngoài: Phụ nữ luống tuổi cần cảnh giác (24.03.2017)
-
Lão hóa ở phụ nữ tuổi mãn kinh (23.03.2017)
-
Những triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ dễ thấy nhất (24.03.2017)
-
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tình dục ở người cao tuổi (10.06.2014)
-
Lửa có tàn khi sang tuổi trung niên? (10.12.2013)
-
Ðậu tương giúp các chị U50... hào hứng (18.06.2013)



