Chúng ta luôn được khuyến khích ăn đúng giờ, nhưng không có hướng dẫn rõ ràng về thời gian uống nước. Bất cứ khi nào cảm thấy khát, chúng ta sẽ tự động rót cho mình một ly nước. Nhưng nếu uống nước trước khi đi ngủ, đây là một thói quen không tốt.
Nước rất quan trọng đối với sự sống
Mọi sinh vật sống trên Trái đất đều cần nước để sinh tồn. Không có nước, sẽ không có sự sống. Nước chiếm hơn 60% trọng lượng cơ thể. Nước có mặt trong mọi tế bào, mô và cơ quan, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp, hỗ trợ các tế bào cơ thể phát triển và loại bỏ độc tố. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hay gặp các vấn đề khác về sức khỏe.
2 lợi ích của việc uống nước trước khi đi ngủ
Tâm trạng được cải thiện
Theo một Nghiên cứu năm 2014, thiếu nước có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ nói chung. Nghiên cứu đã kiểm tra tổng cộng 52 đối tượng với lượng nước nhiều và ít. Những người thường uống nhiều nước cảm thấy không tích cực khi họ không thể uống nhiều như bình thường.Những người có lượng nước thấp cho thấy sự gia tăng cảm xúc tích cực, sự hài lòng và bình tĩnh khi họ tăng lượng nước uống.
Thải độc tự nhiên
Uống nước, cụ thể là nước nóng hoặc ấm, là một cách tự nhiên để giúp giải độc cơ thể và cải thiện tiêu hóa. Nước ấm làm tăng lưu thông máu, giúp cơ thể bạn có thể phân hủy chất thải và tăng lượng mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ khiến bạn mất nước trong đêm, nhưng nó cũng sẽ loại bỏ muối hoặc độc tố dư thừa và làm sạch các tế bào da. Uống nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giữ nước suốt đêm và có thể giúp cơ thể loại bỏ các độc tố không mong muốn. Nó cũng có thể giúp giảm đau hoặc chuột rút trong dạ dày.Nếu bạn cảm thấy nước quá nhạt nhẽo, hãy thử thêm một ít chanh vào nước trước khi đi ngủ. Điều này có thể mang lại hương vị và chanh cũng chứa vitamin C, một lợi ích bổ sung có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Uống nước trước giờ ngủ có nên hay không?
Ths.BS Nguyễn Đăng Quốc, Phó Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Trưởng đơn vị đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn khẳng định, uống nước trước giờ đi ngủ không làm ảnh hưởng tới chức năng của thận. Uống một lượng nước vừa đủ còn hỗ trợ cho các chuyển hóa, đào thải độc tố của cơ thể. "Tuy nhiên, nếu uống nước quá nhiều có thể làm cho giấc ngủ bị rối loạn. Nó có thể khiến bạn phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu vào đêm. Nên uống một lượng nước vừa đủ thì chúng ta vẫn có thể ngủ ngon giấc cho tới sớm ngày hôm sau", bác sĩ Quốc nói.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết, nên uống một ly nước trước khi đi ngủ sẽ tốt hơn cho sức khoẻ. Bởi vì, nếu khi đi ngủ cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ. Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, thiếu nước còn làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Bác sĩ Sơn giải thích, trong quá trình ngủ con người không cần nhiều nước như ban ngày, cho nên một ly nước là đủ giúp cho cơ thể bù lại lượng nước mất trong quá trình ngủ.
Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cho năng lượng, hormone, cơ bắp và các khớp... trong cơ thể cân bằng trở lại. Điều này sẽ giúp cơ thể được thư giãn hoàn toàn, con người sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. "Trong suốt cả ngày, cơ thể tích tụ rất nhiều độc tố từ môi trường, thực phẩm và nhiều nguồn khác. Uống một ly nước trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng và có thời gian để loại bỏ các chất độc không cần thiết ra khỏi cơ thể", bác sĩ Sơn nói.
Ai không nên uống nước trước giấc ngủ
Theo bác sĩ Sơn bệnh nhân mắc bệnh thận không nên uống nước trước khi đi ngủ. Do lượng nước uống vào sẽ làm tăng áp lực lên thận, vốn đã rất yếu ở người bệnh nhân.
Với những người mắc bệnh thận, tốt nhất nên tránh uống nước 2 tiếng trước giờ đi ngủ và đảm bảo rằng đã đi tiểu tiện trước khi đi ngủ.
Ngoài thời điểm uống nước trước khi đi ngủ, các thời điểm tốt để uống nước trong ngày cần phải lưu ý như sau:
Uống nước ngày sau khi ngủ dậy
Uống nước trước một bữa ăn
Uống nước trước và sau khi luyện tập thể thao
Uống nước khi đang bị ốm/mệt
Nên uống nước khi vừa tiếp xúc với người ốm
Loại nước uống tốt nhất được chuyên gia khuyến cáo nên uống là nước lọc. Lượng nước uống trong một ngày sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ hoạt động thể lực, vấn đề sức khỏe đang mắc phải và tình trạng thời tiết Bác sĩ Sơn khuyến cáo thêm, để dự phòng tình trạng mất nước, người trưởng thành cần uống trung bình 2,5 lít nước mỗi ngày (khoảng từ 8-12 ly nước), bao gồm cả nước có trong các loại thực phẩm. Lượng nước này sẽ tăng lên nếu hoạt động thể chất nhiều, thời tiết nóng ẩm, bị ốm, mang thai hoặc đang cho con bú.Cần tránh không mắc phải một số sai lầm thường gặp khi uống nước: đợi đến khi khát mới uống nước, uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc có đường, uống quá nhiều đồ uống có cồn, đồ uống có chứa chất kích thích…
Uống nước thời gian nào là tốt
Uống đủ nước luôn tốt cho sức khỏe nhưng cũng đừng uống quá nhiều. Cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Và nhớ tránh uống nước trong khoảng thời gian 30 phút trước khi bạn trèo lên giường, để đảm bảo bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng./. Khánh My. Theo Sức khỏe - Đời Sống
-
Có phải cha mẹ khỏe mạnh là sinh ra con khỏe mạnh? (20.10.2020)
-
Những phụ nữ mang thai nào có nguy cơ cao cần phải thực hiện sàng lọc trước sinh? (15.10.2020)
-
Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào? (05.10.2020)
-
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và tránh nguy cơ lây lan dịch trong thời điểm hiện nay, phụ nữ mang thai cần làm gì? (22.09.2020)
-
Sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh? (18.09.2020)
-
Sinh muộn con có dễ mắc các bệnh bẩm sinh? (14.09.2020)
-
Thời điểm nào thích hợp để sàng lọc trước sinh? (04.09.2020)
-
Làm sao để biết được trẻ có mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh? (02.09.2020)
-
Có cần làm các xét nghiệm nào khác hay không, khi đi siêu âm bác sĩ đo độ mờ da gáy và nói thai phát triển bình thường? (27.08.2020)
-
Khám sức khỏe trước khi kết hôn và sàng lọc trước sinh có giống nhau hay không? (24.08.2020)
-
Bệnh lý di truyền có thể chủ động phòng ngừa được hay không? (20.08.2020)
-
Làm thế nào để truyền thông hiệu quả về lợi ích của tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân? (13.08.2020)
-
Xét nghiệm Double test và Triple test để làm gì? (19.08.2020)
-
Nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng? (10.08.2020)
-
Cách khám vô sinh ở nam giới phổ biến hiện nay (19.05.2020)
-
13 triệu người Việt Nam mang gen gây bệnh tan máu bẩm sinh (05.05.2020)
-
10 sự thật về siêu âm thai (12.05.2020)
-
Hệ lụy nguy hiểm khi quan hệ tình dục trước 18 tuổi (21.12.2018)
-
Lợi ích không ngờ để quan hệ tình dục vào buổi sáng (13.06.2017)
-
Cuồng dâm dưới góc nhìn khoa học (15.05.2017)



