
Thật vậy qua kết quả điều tra mẫu về lao động và việc làm năm 2011, với 2.160 hộ gia đình và khoảng 8.860 nhân khẩu được chọn ngẫu nhiên ở 36 xã, phường thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cho thấy: toàn tỉnh có hơn 1.019.800 người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, chiếm 78,9% số người từ 15 tuổi trở lên; trong đó tỷ trọng tham gia lực lượng lao động của nam cao hơn so với nữ (87,16% so với 70,81%). Đáng lưu ý là tỷ trọng tham gia lực lượng lao động của nữ ở cả thành thị và nông thôn đều thấp hơn nam giới, đây là do đặc điểm tập quán ở Kiên Giang nói riêng và Nam bộ nói chung là có nhiều phụ nữ tham gia công việc nội trợ gia đình hoặc không có nhu cầu làm việc…đương nhiên trong đó có một bộ phận không tìm được việc làm.
Tuy vậy về quy mô thì số lượng lao động đang làm việc của nữ đều tăng lên qua các năm như: năm 2009 là 396.868 người tăng lên 405.028 người năm 2010 và lên 443.120 người năm 2011.
![]() |
Lao động nữ ở Kiên Giang có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới. Ảnh: P.V |
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nói chung và của nữ nói riêng còn rất thấp. Trong tổng số 992.940 người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của toàn tỉnh chỉ có 101.165 người đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm 9,92%), con số này của cả nước là 15,4% và của vùng đồng bằng sông Cửu Long là 8,6%. Qua đó tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo của Kiên Giang thấp hơn so với cả nước, nhưng cao hơn so với tỷ lệ của vùng ĐBSCL. Tổng số người đang làm việc đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh chiếm 9,92%, thì trình độ đại học trở lên là 3,43% (cả nước là 6,1%, vùng ĐBSCL là 3,4%).
Như vậy toàn tỉnh còn khoảng 90% số người đang làm việc chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật. Qua điều tra cũng cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo giữa nam và nữ , mức chênh lệch này là 4,3% (nam là 11,82% và nữ là 7,52%).
Qua số liệu về tỷ lệ lao động đang làm việc cho thấy chất lượng việc làm của Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung còn thấp. Đây là một thách thức lớn trong công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Về thu nhập của lao động làm công ăn lương cũng có sự khác biệt về thu nhập giữa nam và nữ, cũng như giữa thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương năm 2011 cụ thể sau đây:
|
Tổng số |
Nam |
Nữ |
Toàn tỉnh |
2.583 |
2.887 |
1.943 |
- Thành thị |
2.794 |
3.030 |
2.301 |
- Nông thôn |
2.465 |
2.808 |
1.743 |
Qua số liệu điều tra cũng cho thấy: Thu nhập bình quân/người/tháng của lao động làm công ăn lương chung của Kiên Giang thấp hơn của cả nước (3 triệu 105 ngàn đồng), nhưng cao hơn so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long (2 triệu 345 ngàn đồng). Như trên mới đề cập đến việc trình độ chuyên môn và thu nhập, còn về tỷ lệ không có việc làm (thất nghiệp) thì sao?.
Trong tỷ lệ thất nghiệp chung (2,63%) thì tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể qua 3 năm như sau (%):
Thời điểm Thời điểm Thời điểm
1/4/2009 1/7/2010 1/7/2011
Tỷ lệ thất nghiệp chung 3,53 3,45 2,63
Trong đó: - Nam 3,40 2,41 1,36
- Nữ 3,69 4,81 4,17
Qua đây thấy rằng: Lao động nữ có tỷ lệ thất nghiệp đều cao hơn lao động nam qua các năm, nhất là năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp của nam giới. Đáng chú ý về lao động nữ, với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã thấp (70,81%) so với lao động nam (87,16%), mà tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn lao động nam (4,17% so với 1,36%). Đây cũng là sự khác biệt về giới trong việc làm hiện nay ở Kiên Giang.
![]() |
Dân số Kiên Giang đang trải qua thời kỳ dân số vàng với 78,9% số người trong độ tuổi lao động. Ảnh: Trần Văn Nghị |
Những năm qua các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của địa phương về lao động và việc làm cũng như dạy nghề được các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức đúng đắn và triển khai kịp thời xuống cơ sở và người dân. Từ đó đã tăng cường đầu tư các dự án, chương trình trong tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực hàng đầu như: Nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, xây dựng, du lịch, dịch vụ … tạo thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, hàng năm toàn tỉnh có trên 40.000 người cần việc làm, mà phần lớn trong tuổi là thanh niên nông thôn, trình độ văn hóa thấp, khá đông lao động không đủ điều kiện về tài chính để học nghề nhất là vùng nông thôn và vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, nên cơ hội tìm việc làm rất khó khăn. Mặt khác việc thu hút đầu tư của tỉnh còn hạn chế, các ngành nghề ở nông thôn phát triển chậm, các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ… do đó việc thu hút lao động và giải quyết việc làm tại chỗ với số lượng không nhiều.
Để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian tới, nhất là với lao động nữ, vừa để đảm bảo bình đẳng giới tỉnh cần tiếp tục thực hiện dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là cho vay đối với các cơ sở doanh nghiệp để mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hút người lao động vào làm việc. Cho vay đối với lao động ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc rất cần vốn để học nghề mới có cơ hội tìm việc làm. Tăng cường xuất khẩu lao động, việc này thời gian qua còn yếu, hai năm qua mỗi năm chỉ có khoảng 140 - 150 người đi lao động ở nước ngoài. Đẩy mạnh đầu tư các trung tâm giới thiệu việc làm, từ đó tạo điều kiện để tìm kiếm và phát triển thị trường lao động, có như vậy mới chủ động giải quyết việc làm hiệu quả. Quan trọng nhất và lâu dài là tập trung xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản, vật liệu xây dựng… ở vùng nông thôn để khai thác tiềm năng sẵn có và thu hút lao động tại chỗ.
Duy Dẫn
Cục Thống kê Kiên Giang
-
Nghịch lý bằng cấp càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn: Mối lo vuột mất cơ hội “dân số vàng” (16.05.2016)
-
Tận dụng cơ hội dân số vàng trước khi quá muộn (24.11.2015)
-
Dân số phải gắn liền với phát triển (06.11.2015)
-
Gắn dân số với tất cả các mặt của phát triển (14.07.2015)
-
Giáo sư Nguyễn Đình Cử - Giảng viên cao cấp Viện Dân số và Các vấn đề xã hội: Rất cần duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số (02.12.2013)
-
Nâng cấp Phú Quốc lên thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang (04.03.2013)
-
Đa chiều: những trao đổi sâu sắc về tận dụng dân số vàng (03.08.2012)
-
Chất lượng dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội (09.12.2011)



