
Tin nóng
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai
(Ngày đăng:12.06.2019)
DSKG- Các loại vắc xin được liệt kê dưới đây là những vắc xin cần thiết mà mỗi chị em nên tiêm trước khi có ý định làm mẹ.
1. Rubella
Tỷ lệ mẹ mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Loại vi-rút này ảnh hưởng tới não, mắt, tai và tim của trẻ. Nếu nghiêm trọng có thể để lại di chứng về dị tật khi trẻ chào đời.
2. Sởi
Khi mang thai nếu mẹ mắc bệnh sởi thì vô cùng nguy hiểm. Vì mẹ bị sởi làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Nếu không xảy ra hai trường hợp trên thì thai nhi cũng có nguy cơ cao về dị dạng. Tóm lại, nếu như mẹ bị sởi khi mang thai tuyệt đối không tốt cho thai nhi.
3. Quai bị
Vi-rút quai vô cùng nguy hiểm với khả năng sinh sản của người phụ nữ vì nó làm viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy các tế bào trứng, làm giảm khả năng thụ thai thành công. Khi mẹ mang thai mà bị mắc bệnh quai bị sẽ vô cùng nguy hiểm cho thai nhi. Các trường hợp có thể xảy ra khi mẹ mang thai mắc bệnh quai bị là: sinh non, dị tật bẩm sinh hay nghiêm trọng là thai chết lưu. Trong 3 tháng đầu nếu mẹ mắc bệnh này thì đặc biệt nguy hiểm cho thai nhi.
Hiện nay, y học phát triển nên đã có vắc-xin kết hợp 3-1, chỉ cần 1 mũi là phòng được cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella
4. Thủy đậu
Nếu lúc nhỏ bạn đã tiêm phòng thủy đậu rồi thì bây giờ nên tiêm thêm mũi tăng cường để đảm bảo thủy đậu sẽ không quay lại khi bạn có em bé nhé.
Chú ý: Nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
5. Cúm
Trước khi mang thai mẹ nào cũng phải tiêm 5 loại vắc xin quan trọng này. Ở một đất nước có khí hậu đa dạng như Việt Nam thì thời tiết thay đổi là một việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Nhất là mẹ đang mang thai sẽ càng nguy hiểm cho thai nhi. Vì trong thai kỳ nếu mẹ bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi. Nếu mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì điều này càng nguy hiểm hơn nữa. Trong trường hợp mẹ mới phát hiện ra mình mang thai mà chưa kịp tiêm phòng thì hãy ngay lập tức tiêm ngừa trong thai kỳ nhé. Trước khi mang thai mẹ nào cũng phải tiêm 5 loại vắc xin quan trọng này
Ngoài những loại vắc-xin trên thì để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất bạn cũng có thể tiêm phòng những loại vắc-xin dưới đây:
- Viêm gan siêu vi B
Viêm gan B rất dễ lây truyền nếu chúng ta không cẩn thận. Vì vậy, để an toàn nhất cho mẹ và bé sau này thì cả hai vợ chồng bạn nên tiêm phòng loại vắc-xin này. Viêm gan B gồm 3 mũi, tiêm trong 4 tháng. Nếu như trước khi mang thai bạn chưa hoàn thành đủ 3 mũi tiêm thì khi mang thai bạn vẫn có thể tiếp tục tiêm.
- Vi-rút viêm gan A
Vi-rút này không nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại nguy hiểm cho mẹ. Nếu bệnh tình đến giai đoạn cấp tính thì tỷ lệ tử vong khá cao.
- Uốn ván
Đây là bệnh có thể sẽ gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn tiêm phòng trước khi có thai là tốt nhất, không thì sẽ tiêm ở tuần thứ 24-36 của thai kỳ. Mẹ lưu ý rằng mũi tiêm cuối cùng của uốn ván phải được tiêm trước khi sinh 4 tuần để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung
Nếu như bạn dưới 26 tuổi thì nên xem xét để tiêm phòng vắc-xin này. Vì khi mang thai bạn sẽ không thể tiêm phòng vắc-xin này nữa. Vắc-xin ung thư cổ tử cung gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng. Vì vậy, bạn nên tính toán và có kế hoạch cụ thể để không bị lỡ thời điểm phù hợp khi mang thai.
Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?
Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.
Vì thế, trước khi có ý định mang thai, các chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc xin như ngừa Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác). Riêng vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.
Nhờ vắc xin tiêm trước khi mang thai, bé trong những tháng đầu đời cũng được bảo vệ nhờ hệ thống kháng thể của mẹ trong thai kỳ
Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?
Các loại vắc xin cần thiết nên tiêm phòng trước khi mang thai, bao gồm vắc xin ngừa Cúm, Viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella đều được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.
Tuy nhiên, với vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng 2 loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ.
Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. My My: Theo CPCS
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (16.05.2022)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (09.05.2022)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)
-
5 lý do bạn phải thay đổi biện pháp tránh thai đang dùng (23.09.2014)
Cổng Thông Tin Điện tử Công An tỉnh Kiên Giang
Đang Online: 3
Online trong ngày: 117
Online trong tháng: 1240
Tổng lượt truy cập:
951446



