
Sự già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trước đây, gánh nặng bệnh tật là các bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chuyển sang các bệnh không lây nhiễm trong đó có SSTT. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, cứ ba giây thì thế giới có thêm một người bị SSTT và số người bị SSTT tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm. Chi phí chăm sóc, điều trị người bệnh SSTT là khoảng 800 tỷ USD.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi có 11% số dân là những người trên 60 tuổi và là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất. Tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh vẫn là một nước có mức thu nhập trung bình đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe, khi trung bình mỗi người cao tuổi thường mắc các bệnh sau: Tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn... điển hình nhất là SSTT.
![]() |
Tạo điều kiện cho người cao tuổi được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ để họ sống vui, sống khỏe và sống có ích cho xã hội. Ảnh: Thế Hạnh |
Biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ
Biểu hiện sớm sa sút trí tuệ như: quên tên người rất quen biết hoặc hay lẫn lộn các sự kiến mới - cũ; cảm xúc không ổn định, hay bực dọc, thường phản ứng bùng nổ cảm xúc với bạn bè và người thân, xua đuổi mọi người không chịu tiếp xúc, gây ra các vấn đề tồi tệ, cảm xúc đối nghịch, chậm hiểu….
Giai đoạn đầu, người bệnh thường hay quên và thay đổi hành vi nhưng vẫn nhớ các sự kiện trong quá khứ nhưng đến giai đoạn muộn thì bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn trí nhớ, mất khả năng phán đoán và suy luận, đặc biệt mọi hoạt động trong cuộc sống đều cần có người giúp đỡ.
Những người bị rối loạn định hướng về không gian, thời gian, rối loạn định hướng về bản thân khi đi ra đường rất dễ lạc, không tìm ra nhà để về.
Nguyên nhân của bệnh
Do thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer); SSTT thể Lewy; bệnh Parkinson; do rối loạn thần kinh và chấn thương (chấn thương sọ não, xơ cứng rải rác); do các bệnh nhồi máu não, xuất huyết não, viêm não; do rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy giáp, cường giáp); do sử dụng thuốc, lạm dụng chất (thuốc an thần, rượu, ma túy)...
Phòng và điều trị bệnh sa sút trí tuệ thế nào
Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi hiện chưa có thuốc chữa, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tập trung vào nghiên cứu các hoạt động của con người có khả năng ngăn ngừa và làm chậm quá trình mắc bệnh.
Để phòng ngừa và làm chậm quá trình SSTT, người cao tuổi cần hoạt động trí não thường xuyên như đọc báo giấy, đọc sách, tham gia các buổi sinh hoạt... nên luyện tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng. Khi dùng các loại thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ./.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tĩnh
-
Nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch COVID-19 (21.09.2021)
-
Người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi tham gia các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (29.09.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (05.08.2021)
-
Nâng cao năng lực của cộng tác viên dân số để chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng (22.07.2021)
-
Làm thế nào để xây dựng môi trường thân thiện dành cho người cao tuổi? (21.07.2021)
-
Cách giảm căng thẳng cho người cao tuổi trong đại dịch (15.07.2021)
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (08.06.2021)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (06.07.2021)
-
Những chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước với người cao tuổi. (04.06.2021)
-
Cần tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia và phát huy vai trò trong hoạt động kinh tế (22.06.2021)
-
Thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đầu tiên theo hướng tổ hợp y tế (03.05.2021)
-
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thiết bị di động (28.04.2021)
-
Chủ động quan tâm chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm thích ứng già hóa dân số (13.04.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (08.04.2021)
-
Bí quyết để những gia đình có người cao tuổi luôn vui vẻ, thuận hòa (05.04.2021)
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi (29.05.2020)
-
Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (21.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)
-
Kiên Giang: Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (05.06.2020)



