
Hiện nay, rất nhiều gia đình sống chung với người cao tuổi, thường than phiền rằng, những quan điểm của ông bà, bố mẹ ngày càng không còn phù hợp với lối sống hiện đại khiến cuộc sống trong gia đình đôi khi xảy ra bất hòa. Điều này phản ánh tình hình thực tiễn ở nước ta là bối cảnh kinh tế xã hội của 2 thế hệ rất khác biệt. Đó là chiến tranh và hòa bình; nghèo khó và khá giả; bao cấp và thị trường; đóng cửa và hội nhập; thời đại thủ công và thời đại Internet, Do đó, nếu không vượt qua được những khác biệt này thì dễ nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Một khi không hóa giải được mâu thuẫn đó sẽ dẫn đến xung đột.
Bên cạnh sự khác biệt về quan điểm, lối sống, không ít gia đình cũng đau đầu khi người cao tuổi trong nhà ngày càng "khó tính, khó chiều" sở dĩ người cao tuổi trở nên như vậy là hoàn toàn có cơ sở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình mỗi người cao tuổi hiện nay mắc từ 3-5 bệnh mãn tính như: Tim mạch, xương khớp, tiểu đường, tăng huyết áp… phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời. Việc thường xuyên phải uống thuốc và điều trị khiến người cao tuổi dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, sinh ra khó tính, cáu bẳn với những người xung quanh. Bên cạnh đó, mỗi khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi cũng dễ bị "quật" bởi những cơn ho, cảm mạo thông thường. Vì vậy, họ cảm thấy mình già nua, ốm yếu, vô tích sự với con cái.
Một vấn đề nữa cũng dễ xảy ra ở người cao tuổi là họ hay có những suy nghĩ, trăn trở riêng về cuộc sống. Tâm sinh lý của cha mẹ khi già đi cũng thay đổi rất nhiều so với thời còn trẻ hoặc ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này làm người cao tuổi hay bị trằn trọc khó ngủ, hay thức giấc lúc nửa đêm khiến họ mệt mỏi, dễ bị "tụt" tinh thần. Ngoài những yếu tố trên, chính sự thiếu quan tâm của gia đình, con cháu cũng khiến người cao tuổi dễ bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Tất cả những điều trên khiến người cao tuổi dễ bị tổn thương, nhất là mỗi khi bệnh tái phát hoặc có những bất đồng trong quan điểm với con cái.
|
||
Lập sổ theo dõi sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tại UBND xã Đông Hưng B, huyện An Minh. A. Thanh Dũng |
Để giúp người cao tuổi có cuộc sống vui vẻ hơn, điều đầu tiên và cần thiết là sự thay đổi trong nhận thức của các bậc con cháu. Con cháu hãy quan tâm nhiều hơn tới đời sống của người cao tuổi bằng các hành động cụ thể như đi về chào hỏi, thưa gửi; thường xuyên hỏi han, quan tâm để người cao tuổi cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn trong gia đình mình. Các cụ ngày xưa đã từng dạy "trọng già, già để tuổi cho", kính trọng, yêu thương người già là điều cần thiết và cũng là truyền thống tốt đẹp của người Việt từ ngàn xưa tới nay,.
Với cha mẹ già, nhất là những người bị bệnh tật lâu năm, theo các chuyên gia, con cháu trong gia đình cần thường xuyên động viên tinh thần để cha mẹ không cảm thấy tủi thân và lo lắng quá mức làm ảnh hưởng thể chất – tinh thần và dẫn đến suy giảm sức khỏe. Trong nhà, nên sắp xếp đồ vật ở những nơi dễ nhớ để cha mẹ dễ tìm thấy hoặc lên lịch cụ thể những sự việc quan trọng để cha mẹ có thể theo dõi dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu thấy bố mẹ có thay đổi về tâm sinh lý dễ sinh ra cáu bẳn, khó tính hoặc luôn nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, con cái cần lắng nghe, thấu hiểu để xua tan những nỗi lo bị bỏ rơi của cha mẹ. Phải tạo không khí gần gũi và hỏi han ý kiến để cha mẹ không cảm thấy mình trở thành người thừa trong gia đình. Lúc này, con cháu cần phải giữ kiên nhẫn, tránh những cử chỉ, lời nói làm cho NCT cảm thấy tủi thân, mủi lòng hay thậm chí tự ái.
Ngoài ra, tích cực vận động người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho tuổi già. Việc giao lưu, gặp gỡ những người bạn già có thể giúp người cao tuổi quên đi những mệt mỏi của bệnh tật cũng như xua đi những mặc cảm bị bỏ rơi của người cao tuổi. Điều này khiến người cao tuổi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và có ích hơn.
Ở góc độ khác, để giúp người cao tuổi và thế hệ trẻ cùng chung sống vui vẻ, hòa thuận cả hai thế hệ bao gồm cả người cao tuổi và thế hệ trẻ đều phải lắng nghe nhau, thấu hiểu nhau và đều phải chia sẻ với nhau. Đạt được điều này, mọi chuyện trong gia đình sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa nhất./. Bài, ảnh. Thanh Dũng
-
Nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch COVID-19 (21.09.2021)
-
Người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi tham gia các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (29.09.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (05.08.2021)
-
Nâng cao năng lực của cộng tác viên dân số để chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng (22.07.2021)
-
Làm thế nào để xây dựng môi trường thân thiện dành cho người cao tuổi? (21.07.2021)
-
Cách giảm căng thẳng cho người cao tuổi trong đại dịch (15.07.2021)
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (08.06.2021)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (06.07.2021)
-
Những chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước với người cao tuổi. (04.06.2021)
-
Cần tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia và phát huy vai trò trong hoạt động kinh tế (22.06.2021)
-
Thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đầu tiên theo hướng tổ hợp y tế (03.05.2021)
-
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thiết bị di động (28.04.2021)
-
Chủ động quan tâm chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm thích ứng già hóa dân số (13.04.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (08.04.2021)
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Bệnh sa sút trí tuệ ở người già (15.09.2020)
-
Những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi (29.05.2020)
-
Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (21.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)
-
Kiên Giang: Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (05.06.2020)



