
Tại Việt Nam, các con số thống kê chính thức cho thấy, có khoảng 72% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, nghĩa là có rất nhiều phụ nữ Việt Nam có việc làm so với hầu hết các nước đang phát triển trên toàn cầu. Mặc dù họ vẫn ở đằng sau nam giới trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như vấn đề lương bổng và cơ hội tiếp cận với đào tạo và thăng tiến nghề nghiệp. Nhưng, Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội để đảm bảo bình đẳng giới tại nơi làm việc và hỗ trợ quan hệ lao động lành mạnh. Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực kể từ tháng 5/2013 đã có nhiều phát triển mang tính tích cực liên quan đến bình đẳng giới trong công việc, chẳng hạn như quy định cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, quy định mới về lao động giúp việc gia đình và cả quy định về nguyên tắc trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị ngang nhau. Nó cũng có những quy định cụ thể đề cập đến những nhu cầu cụ thể của lao động nữ, đặc biệt là liên quan đến bảo vệ thai sản tăng nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng.
Luật Bình đẳng giới cũng quy định: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng lao động, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Ngoài ra, nam, nữ còn bình đẳng về cơ hội việc làm và quyền tự do lựa chọn việc làm; bảo đảm việc làm, chống phân biệt đối xử. Đặc biệt, đối với lao động nữ là quyền được bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động, trong đó có chức năng sinh sản và nuôi con...Theo báo cáo quốc gia “Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam” vừa được UNDP và Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tháng 9/2015: Vấn đề việc làm cho lao động nữ trong khu vực phi nông nghiệp đã được nâng cao đáng kể cả về chất và lượng. Năm 2014, 42% lao động trong khu vực phi nông nghiệp là nữ. Lao động nữ tại khu vực thành thị tham gia tích cực vào các công việc phi nông nghiệp cao hơn so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, điều đặc biệt là các cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ nông thôn lại tăng nhanh hơn so với phụ nữ thành thị.
![]() |
Phòng Truyền thông huyện An MInh tổ chức truyền thông về bình đẳng giới cho phụ nữ tại xã Đông Hòa, huyện An Minh. A. Thanh Dũng |
Sự chênh lệch về tiền lương giữa lao động nữ và lao động nam cũng được thu hẹp đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ tiền lương trên giờ của nam giới so với nữ giới là 114,8%, nghĩa là với mỗi 100.000 đồng/giờ mà nữ giới kiếm được cho một công việc, nam giới được trả 114.800/giờ. Khoảng cách này đã được thu hẹp xuống còn 106,7% vào năm 2014. Mặc dù khoảng cách tiền lương giữa lao động nữ và nam đã được thu hẹp, nhưng nữ giới vẫn gặp nhiều bất lợi hơn nam giới trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Thu nhập của nữ giới vẫn thấp hơn nam giới mặc dù trình độ học vấn tương đương nhau do phụ nữ thường phải đảm nhiệm những công việc có vị thế thấp hơn nam giới. Ví dụ, trong quý 4 năm 2014, tỷ lệ tiền lương của nam giới so với nữ giới là 111,1% đối với lao động không có trình độ chuyên môn và 120% đối với lao động trình độ đại học hoặc trên đại học (tính toán từ Điều tra Lao động và Việc làm của Tổng cục Thống kê quý 4/2014). Thêm vào đó, nữ giới tham gia vào các công việc phi chính thức và dễ bị tổn thương nhiều hơn so với nam giới. Các công việc có tính tổn thương cao (lao động tự làm và lao động gia đình không được trả lương) chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm.
“Phụ nữ vẫn phải đối mặt với những chướng ngại và thách thức cụ thể do những định kiến về giới, những thứ đôi khi đã ăn sâu, bén rễ trong văn hóa và truyền thống chung” - bà Shoko Ishikawa, đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ trong cuộc hội thảo về việc thực hiện Bộ luật Lao động sửa đổi và Luật Công đoàn mới do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và tăng cường sức mạnh của phụ nữ (UN Women) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức năm 2013. Nhận thức được những thách thức, Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam - ông Gyorgy Sziraczki chỉ ra rằng: Những người sử dụng lao động thuê, giữ và đào tạo lao động nữ sẽ thu được lợi ích lớn hơn do tăng được năng suất lao động và tính cạnh tranh. Việc cải thiện sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ trong các tổ chức đại diện cho lợi ích của người lao động, trong các quá trình quản trị và ra quyết định và việc khuyến khích các cơ quan công lập, đặc biệt là các bộ và cơ quan của chính phủ trở thành “người sử dụng lao động kiểu mẫu về mặt thực hành bình đẳng giới trong hoạt động của họ là quan trọng như nhau” - ông Sziraczki nói.
Theo nhiều chuyên gia, muốn thúc đẩy bình đẳng giới và cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập của lao động nữ, cần đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức của cả nam và nữ lao động tại nơi làm việc. Việc thúc đẩy này phải được xem là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục. Hình thức và phương pháp truyền thông đa dạng, phong phú với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, cần nâng cao các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ; Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ. Thúc đẩy giáo dục, góp phần giảm bất bình đẳng giới trong nhận thức xã hội nói chung./. Bài, ảnh. Thanh Dũng
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (09.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



