
Sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện để sống khỏe
Người già ngủ ít, mỗi ngày nên duy trì giấc ngủ trưa nhưng không quá 1 giờ, ngủ và dậy vào những giờ nhất định. Ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. Chỗ ngủ thoáng nhưng không nằm, ngồi chỗ gió lùa hoặc trực tiếp dưới quạt. Khi nằm không kê đầu quá cao, không ngồi dậy đột ngột mà nên xoay dần và nghiêng người để ngồi dạy từ từ theo tư thế nghiêng. Đi lại từ tốn, không vội vã và có vật bám giữ chống đỡ vì người già rất dễ ngã. Đi ra khỏi nhà khi trời lạnh phải mặc ấm để giữ cho cơ thể không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, phòng bệnh đột quỵ. Tránh thực hiện các động tác quá mạnh đột ngột như quay nhanh đầu ra sau, chuyển đột ngột tư thế nằm sang ngồi hay ngồi đứng dậy.
Vận động và tập luyện vừa sức cho cơ thể bền bỉ dẻo dai, giúp cho mạch máu lưu thông, ruột vận động tốt, phổi và lồng ngực nở khi hít thở đồng thời phòng thoái hoá khớp và cơ teo. Lựa chọn mức độ vận động và hình thức tập luyện phù hợp với mình. Hình thức tập luyện phù hợp với người già: tập thể dục buổi sáng, bài tập dưỡng sinh ngoài trời, đi bộ, có thể chạy chậm...
Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bởi vì khi về già chuyển hoá và hoạt động của người già giảm nên nhu cầu năng lượng cũng giảm. Nên ăn rút bớt năng lượng để phòng thừa năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì. Ăn bớt cơm, đường, bánh kẹo và đồ giải khát có đường. Chức năng tiêu hoá, chuyển hoá và đào thải của người già bị suy giảm dần làm kém tiêu hoá chất đạm, vì thế nên ăn ít thịt để giảm các chất độc do tiêu hoá không đầy đủ. Nên ăn thay bằng cá, đậu phụ, đậu đỗ và sản phẩm từ đậu để phòng bệnh như bệnh gút, vữa xơ động mạch. Người già cũng nên hạn chế ăn mỡ động vật bởi vì men phân giải và chuyển hoá mỡ ở người già bị suy giảm làm có xu hướng tăng và thừa mỡ trong máu dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch. Nên thay thế ăn mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng. Tăng cường ăn thêm rau quả tươi để bổ sung vitamin và các chất khoáng giúp cơ thể tạo ra các chất ôxy hoá là nguyên nhân gây lão hoá. Bổ sung các thức ăn giàu canxi để phòng loãng xương. Uống đủ nước giúp tiêu hoá tốt hơn, tránh khô miệng, phòng táo bón. Ăn nhạt hơn để tránh giữ nước trong cơ thể làm tăng huyết áp. Nên ăn uống điều độ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, nhất là bữa ăn tối. Chế biến thức ăn mềm, chú ý có món canh. Thường xuyên đổi món ăn phong phú, chế biến hợp khẩu vị để ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tăng cường tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao rèn luyện tinh thần, vui hưởng tuổi già
Người cao tuổi cần tự chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho mình: Tự hiểu biết tâm lý tình cảm của mình; tự suy xét và vui lòng chấp nhận những việc vui buồn ngoài ý muốn sắp xảy ra, tự kiềm chế lo âu, căng thẳng hoặc buồn vui quá mức. Xây dựng chế độ sinh hoạt thể chất và tinh thần điều độ, phối hợp hoạt động trí óc như đọc sách, viết sách với tập luyện thể lực vừa sức như thể dục buổi sáng, tập dưỡng sinh, khí công ...Tạo niềm vui trong cuộc sống bằng cách tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Nghe các buổi nói chuyện thời sự, tham gia các câu lạc bộ văn hoá văn nghệ tại địa phương; phụ giúp con cháu một số việc vừa sức trong gia đình và làm những công việc đóng góp cho xã hội như từ thiện nhân đạo, truyền nghề, giảng dạy...Tham gia đóng góp kiến thức, kinh nghiệm cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ tạo mối giao lưu giữa các thế hệ để người già không bị cô đơn, người trẻ học hỏi được kinh nghiệm từ người già.
![]() |
Theo Thông tư số:35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi ít nhất 1 lần/năm. Ảnh: Nguyễn Tú |
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Khi về già, người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh, như: Cao huyết áp; bệnh phổi mạn tính thường gặp nhất là viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi tuổi già, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; thoái hoá khớp và loãng xương; đái tháo đường; tai biến mạch máu não. Vì vậy, người già nên tìm hiểu cách phòng bệnh và hạn chế biến chứng của bệnh, như: Thường xuyên theo dõi sức khoẻ và khám sức khoẻ định kỳ để được phát hiện sớm bệnh tật và chữa trị kịp thời; đo huyết áp thường xuyên; vận động, tập luyện và phục hồi chức năng các khớp để phòng và giảm thoái hoá khớp; thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc về chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc chữa bệnh; thực hiện đúng lịch khám lại để được điều trị đầy đủ, phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời các biến chứng.
Người già rất cần được gia đình, con cháu chăm sóc động viên cả về đời sống vật chất và tinh thần và được cộng đồng quan tâm hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội. Chăm sóc đúng cách, toàn diện cả về vệ sinh, dinh dưỡng và tinh thần sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, giúp họ sống vui, sống khỏe, sống có ích./.
Tuấn Nghĩa
-
Nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch COVID-19 (21.09.2021)
-
Người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi tham gia các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (29.09.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (05.08.2021)
-
Nâng cao năng lực của cộng tác viên dân số để chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng (22.07.2021)
-
Làm thế nào để xây dựng môi trường thân thiện dành cho người cao tuổi? (21.07.2021)
-
Cách giảm căng thẳng cho người cao tuổi trong đại dịch (15.07.2021)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (06.07.2021)
-
Những chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước với người cao tuổi. (04.06.2021)
-
Cần tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia và phát huy vai trò trong hoạt động kinh tế (22.06.2021)
-
Thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đầu tiên theo hướng tổ hợp y tế (03.05.2021)
-
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thiết bị di động (28.04.2021)
-
Chủ động quan tâm chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm thích ứng già hóa dân số (13.04.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (08.04.2021)
-
Bí quyết để những gia đình có người cao tuổi luôn vui vẻ, thuận hòa (05.04.2021)
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Bệnh sa sút trí tuệ ở người già (15.09.2020)
-
Những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi (29.05.2020)
-
Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (21.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)
-
Kiên Giang: Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (05.06.2020)



