
Người xưa thường nói “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, chỉ cần 1 người con trai cũng được coi là có con, còn 10 người con gái cũng coi như là không có. Nghĩ con gái nuôi lớn rồi cũng về nhà chồng, chăm lo, phục vụ bên nhà chồng chứ có ở bên cạnh mình đâu cho nên có sinh 10 cô con gái thì cũng chỉ là vô dụng. Hơn nữa con gái còn chẳng thể nối dõi tông đường được thì sinh con gái để làm cái gì. Chi bằng cố lấy một đứa con trai, nuôi dạy nó thật tốt rồi sau này nó cưới vợ về để phụng dưỡng mình, sinh con cháu nối dõi tông đường cho gia đình mình.
Cái suy nghĩ này ở phụ nữ thì còn ít bởi vì phụ nữ là những người trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh con, nên cho dù là con trai hay con gái, phụ nữ cũng sẽ một lòng một dạ yêu thương, chăm sóc cho con mình. Còn nam giới, không có 9 tháng 10 ngày, không gắn kết với con ngay từ những giây phút đầu tiên thì làm sao có thể hiểu được ý nghĩa thiêng liêng ấy.
Vậy nên nam giới, người ta nói thường bạc hơn phụ nữ là vì như vậy đấy. Trong tâm trí nam giới, không như phụ nữ, con nào cũng là con. Nam giới lúc nào cũng chỉ mong có được một đứa con trai. Có người sinh liền lúc 4, 5 cô con gái rồi vẫn muốn ép vợ sinh bằng được một đứa con trai nữa. Còn có người, chỉ vì vợ không sinh được con trai mà ra ngoài tìm người phụ nữ khác để mà cố lấy một đứa con trai. Nhưng nam giới hình như chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà một đứa con trai mang lại. Chứ không hề biết được rằng cố lấy một đứa con trai, nuôi dạy nó thật tốt, rồi sau này nó cưới vợ về để phụng dưỡng mình, sinh con cháu để nối dõi tông đường cho gia đình. Nhưng con trai lấy vợ là mất con trai đấy hay sao? Nam giới lấy vợ, thường sẽ quan tâm đến vợ nhiều hơn là quan tâm đến bố mẹ mình. Vậy mà cứ trách con gái lấy chồng rồi thì không còn biết bố mẹ mình ở đâu nữa. Như vậy há chẳng phải là quá thiệt thòi cho con gái rồi hay sao?.
Rồi khi về già, cứ nhìn vào thực tế mà thấy, con gái với con trai, ai gần gũi với bố mẹ nhiều hơn. Cứ trách con gái lấy chồng không quan tâm đến bố mẹ chứ bố mẹ ốm đau, có lần nào mà con gái không có mặt đây cơ chứ. Con trai thì thi thoảng mới chạy qua thăm. Còn con dâu, nói không phải ngoa thì cũng chỉ là có trách nhiệm để đỡ phải hổ thẹn, để đỡ khiến chồng bị nói, bị khó xử. Khi ấy chỉ có con gái, lúc nào cũng túc trực bên cạnh giường chăm sóc cho cha.
![]() |
Một buổi tuyên truyền trực tiếp cho phụ nữ về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh tại Trạm Y tế xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. A. Thanh Dũng |
Ừ thì mắng con gái lấy chồng xa. Những khi đau yếu về già không thể bên cạnh chăm sóc cho cha mẹ. Nhưng nếu như con gái lấy chồng gần, đảm bảo rằng cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng sẽ luôn có mặt ở bên cạnh cha mẹ. Nhiều người làm cha làm mẹ chẳng phải đã tự mình công nhận rằng, khi đau ốm, khi bệnh tật lúc nào cũng thấy con gái ở bên cạnh chăm lo cho bản thân mình nhiều nhất hay sao. Có con gái chính là cái phúc lớn nhất của những người làm cha làm mẹ. Vậy nên đàn ông ạ, đừng có mải miết nghĩ mãi phải làm thế nào để có bằng được một đứa con trai nữa.
Con trai sau này cũng chỉ là có người hương hỏa cho mình mà thôi. Chẳng phải các cụ ngoài câu kia còn có câu khác nữa rằng sinh con trai đến lúc chết mới sướng, còn sinh con gái sướng đến lúc chết đấy hay sao. Cứ đùa với nhau rằng đến lúc chết rồi thì còn biết gì là sướng nữa. Đàn ông ơi, con nào cũng là con. Con cái là cái lộc trời cho, trời cho con nào thì mình nhận con đó. Đứa con nào chẳng đáng quý, chẳng là máu mủ ruột thịt của mình. Cha mẹ cứ đối xử tốt với con cái, không phân biệt trai gái thì sau này, con cái, kể cả trai hay gái thì cũng sẽ đều tốt với mình, tận hiếu với mình. Đừng coi thường, đừng đối xử với con gái như là con nhà người ta nữa, 10 người con trai cũng chẳng thể bằng 1 người con gái khi về già./. Bài. Thanh Dũng
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (10.06.2022)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (09.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



