
Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa trở về mức tự nhiên (105-107 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) dù chúng ta đã có nhiều giải pháp. Theo số liệu thống kê, năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017, năm 2019 con số này là 111,5. Nguyên nhân của tình trạng này, theo các chuyên gia vẫn là bởi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", ưa thích con trai của nhiều người dân.
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục "trọng nam, khinh nữ". Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Định kiến giới là các suy nghĩ, quan niệm thiên lệch về giới mà nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình và trong xã hội. Chẳng hạn, định kiến nội trợ là việc của phụ nữ, không phải việc của nam giới. Nam giới được coi là trụ cột và là người kiếm tiền chính trong gia đình.
"Những quan niệm này đã hình thành từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác thông qua giáo dục và học hỏi, lâu dần tạo nên những suy nghĩ cố hữu về vai trò, khả năng, loại công việc mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện". Sự khác biệt về vai trò, trách nhiệm, vị thế và quyền hạn của nam và nữ mà xã hội tạo dựng đã gây ra những điều bất lợi cho cả hai giới, thể hiện sự bất bình đẳng giới. Thống kê toàn cầu, thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50-90% thu nhập nam giới. Tại châu Phi, châu Á, trung bình một tuần phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ. Trong tổng số 872 triệu người mù chữ tại các nước đang phát triển, phụ nữ chiếm 2/3. Riêng tại Việt Nam, phụ nữ nông thôn làm việc trung bình 14 giờ một ngày và hưởng ít hơn 20-40% thu nhập của nam giới.
Định kiến giới nằm ngay trong sự bất bình đẳng giới trong các hoạt động DS-KHHGĐ và SKSS. Điều này biểu hiện ở vai trò của nam giới tham gia KHHGĐ còn hạn chế, mà người phụ nữ được coi là phải chịu trách nhiệm thực hiện KHHGĐ. Thêm nữa, việc mang thai khi nào và sinh bao nhiêu con lại thường do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định, có hay không sử dụng biện pháp tránh thai để giãn khoảng cách sinh. Hoặc ngay cả việc không sinh con cũng thường do người chồng, gia đình chồng quyết định, thậm chí nếu biết là giới tính thai nhi không mong muốn thì có khi chính người chồng và gia đình chồng ép buộc phá bỏ,...
![]() |
Chị Nguyễn Thị Năm, cộng tác viên dân số ấp Cỏ Quéo, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành tuyên truyền cho đối tượng về hậu quả việc mất cân bằng giới tính khi sinh. A, Thanh Dũng |
Định kiến giới, bất bình đẳng giới còn thể hiện ngay trên thị trường lao động và trong thu nhập. Biểu hiện là các chủ doanh nghiệp thích tuyển lao động là nam giới hơn và thường e ngại ký hợp đồng lao động với nữ lao động trẻ vì liên quan đến kết hôn và sinh đẻ nghỉ thai sản. Vì vậy, có những doanh nghiệp buộc lao động nữ ký thêm một phụ lục trong hợp đồng lao động là không được mang thai trong thời gian 2 năm đầu làm việc. "Một thực tế rõ ràng là cùng trình độ, công việc, lao động nữ đang có thu nhập thấp hơn các nam đồng nghiệp".
Cũng từ định kiến giới nói trên, một bộ phận người dân đã tìm mọi cách để sinh bằng được con trai, thậm chí tìm mọi phương pháp để biết được giới tính thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, khi công nghệ siêu âm phát triển, có hiện tượng xác định giới tính trước sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều người sẵn sàng nạo phá thai khi biết đứa bé trong bụng không phải là con trai. Nhiều cặp vợ chồng đã chủ động áp dụng những thành tựu của khoa học để lựa chọn giới tính thai nhi trước cả khi mang thai. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới tình trạng dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Về lâu dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể gia tăng về nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ gia tăng./. Quỳnh My. Theo CPCS
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (21.09.2021)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (17.09.2021)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (10.09.2021)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (18.08.2021)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (09.08.2021)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (04.08.2021)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (30.07.2021)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2021)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2021)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



