
Việc cấm siêu âm thông báo giới tính thai nhi, đã được qui định Tại Điều 40, Khoản 7, Mục b của Luật Bình đẳng giới; Khoản 2, Điều 7 của Pháp lệnh Dân số; Nghị định số 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Các văn bản này đã nghiêm cấm việc thông báo giới tính thai nhi, lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi dục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi, được xem là hành vi, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế và qui định các mức xử lý các hành vi, vi phạm này. Đây là cơ sở pháp lý giúp cho việc giảm dần tỷ số giới tính khi sinh hiện nay được thuận lợi, nhưng trong quá trình truyền thông vẫn đang gặp những khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Tại Kiên Giang các cán bộ dân số và y tế, chưa có được những bằng chứng về việc phụ nữ phá thai khi biết giới tính thai nhi là gái, nhưng nếu có cũng không đủ cơ sở tuyệt đối để chứng minh, vì trong việc thực hiện KHHGĐ có cho phép phụ nữ phá thai do vỡ kế hoạch. Đây là bất cập giữa việc phá thai do vỡ kế hoạch trong thực hiện KHHGĐ là hợp pháp và phá thai vì lựa chọn giới tính là không hợp pháp, mà ngành dân số còn lúng túng trong xử lý thực hiện và phải chấp nhận phá thai cho phụ nữ với lý do vỡ kế hoạch, dù có biết đó là phá thai do chọn giới tính. Điều này vô tình tạo cơ hội “hợp pháp” cho việc phá thai vì chọn giới tính, góp phần gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Cán bộ ngành dân số và y tế hiện nay chưa thấy hài lòng và bức xúc, khi qui định nghiêm cấm thông báo giới tính thai nhi chưa được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong khi các cơ sở y tế công lập thực hiện nghiêm túc qui định này thì nhiều cơ sở siêu âm tư nhân, lại lấy việc thông báo giới tính thai nhi đề làm hài lòng khách hàng.
Khi tiếp cận tìm hiểu thông tin những phụ nữ đi khám thai và siêu âm ở cơ sở y tế tư nhân, các cộng tác viên (CTV) cho biết các chị rất vui vẻ cho biết giới tính thai nhi của mình từ thông báo của bác sỹ siêu âm thuộc phòng khám tư nhân. Đây là hành vi, vi phạm pháp luật của cả khách hàng và người cung cấp dịch vụ, vì đối với những người muốn sinh con trai, việc làm này dễ dẫn đến tình trạng loại bỏ thai nhi khi biết thai nhi là giới tính nữ. Vì muốn thu hút bệnh nhân và do yêu cầu của bệnh nhân, nên việc cấm “tiết lộ” giới tính thai nhi qua siêu âm xem ra rất khó thực hiện từ các cơ sở siêu âm tư nhân. Như vậy có thể kết luận, các cơ sở siêu âm tư nhân không thông báo giới tính thì thai phụ sẽ không biết.
Việc muốn biết giới tính thai nhi, lại có nhiều lý do, nhưng trong đó lại có những lý do hết sức đơn giản, mà người trong ngành dân số vẫn không nghĩ ra. Một chị ở huyện x cho biết: “Đối với em con gái hay trai gì cũng được, miễn có con là hạnh phúc rồi, nhưng do muốn tò mò, muốn biết con trai, hay con gái, nên mới hỏi bác sỹ, rồi bác nói là con gái. ”. Một chị ở huyện B cho biết: “Em hỏi bác sỹ cho biết con trai hay con gái để em biết mà chuẩn bị đồ dùng cho cháu, cho phù hợp, chứ con gái mà sắm đồ con trai, mặc vào thấy kỳ lắm”. Những trường hợp muốn biết giới tính này, nghe qua thật đơn giản và chân thật, xem ra cũng có cơ sở chấp nhận được, vì các chị được hỏi là những chị mới sinh con lần đầu lại là con gái. Nhưng đến lần sinh sau vấn đề muốn biết giới tính của các chị, sẽ không đơn giản là việc tò mò hay chuẩn bị đồ cho con.
![]() |
Không được cung cấp giới tính thai nhi cho phụ nữ khi khám thai định kỳ là qui định với những người hành nghề khám chữa bệnh. A. Thanh Dũng |
Tại Kiên Giang đa số các gia đình sinh con một bề gái đều không đồng tình với việc chọn giới tính thai nhi trước khi sinh, bằng cách phá thai. Nhưng họ vẫn âm thầm tìm kiếm con trai bằng cách và đưa ra nhiều lý do để tiếp tục sinh thêm con như: Bên chồng con trai ít, có 2 anh em trai, giờ muốn có con trai vì bên nội chưa có cháu trai; Muốn có con trai đề giúp những việc nặng trong nhà, cha mẹ có chuyện gì, có con trai mạnh dạn nó giúp, con gái nó yếu ớt quá; Người giàu, có của cải, tài sản muốn có con trai để nối dõi tông đường, để giữ tài sản. Hiện nay vẫn còn những gia đình đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì sinh đông con, những phụ nữ đang đánh đổi sức khỏe và sự an toàn của bản thân cho việc sinh nhiều con, để có con trai. Tất cả họ đều là đối tượng ưu tiên vận động của lực lượng CTV dân số. Những kiến thức và sự hiểu biết về KHHGĐ, về chăm sóc sức khỏe sinh sản của CTV cung cấp, chưa đủ sức giúp một bộ phận phụ nữ vượt qua được những ràng buộc của quan niệm gia đình, phải có con trai để nối dõi tông đường, để phụng dưỡng cha mẹ. Thực tế này đang là những khó khăn, khi quan niệm “trọng nam hơn nữ” chưa thể xóa bỏ hoàn toàn, thì mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn là những thách thức không dễ vượt qua.
Trong quá trình triển khai các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, ngành dân số tỉnh nhà đã xác định, muốn đạt được mục tiêu này công tác truyền thông phải được quan tâm hàng đầu, chỉ có điều triều thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh có những yêu cầu khá cao và lực lượng CTV dân số cần được trang bị kiến thức kỹ năng cũng như được hỗ trợ phương tiện để làm tốt nhiệm vụ của mình. Anh Đỗ Tuấn Dũng, Trưởng phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe, thành phố Hà Tiên đơn vị có nhiều hoạt động truyền thông hiệu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh cho biết: “ Vấn đề truyền thông về giới tính cần đa dạng đối tượng, không chỉ tuyên truyền cho phụ nữ mà phải tuyên truyền đến các bậc ông, bà, cha, mẹ đến đối tượng vị thành niên, thanh niên. Tuyên truyền thường xuyên đề ngấm dần tạo được sự nhận thức của các đối tượng liên quan. ”
Để từng bước vượt qua những khó khăn hiện nay, công tác truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, đang cần được sự quan tâm giúp sức của cả hệ thống chính trị, cũng như sự nhận thức của cộng đồng và những người trực tiếp làm công tác y tế có liên quan, để đem đến sự phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai./. Bài.ảnh Thanh Dũng
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (10.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



