
Tổng cục DS – KHHGĐ đã khẳng định không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. Trong Quyết định phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030” của Thủ tướng chỉ khuyên thanh niên không nên kết hôn muộn chứ không cấm kết hôn muộn. Quyết định này của Thủ tướng đã chỉ rõ các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên mà chính quyền địa phương cần triển khai và thực hiện ngay là nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con. Theo đó, một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm gồm: hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình; phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi.
Theo Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết việc thí điểm khuyến khích thanh niên kết hôn trước tuổi 30 cũng như mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con sẽ được thực hiện tại các vùng có mức sinh thấp. Điều này đồng nghĩa sẽ bãi bỏ quy định của tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên.Mục đích của chính sách này là nâng mức sinh, hay nói cách khác là điều chỉnh chính sách từ khuyến khích giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. của mỗi phụ nữ có trung bình 2,1 con. Những vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung cũng thường gặp hơn ở phụ nữ lớn tuổi hơn.Bên cạnh khả năng thụ thai, phụ nữ càng lớn tuổi sinh con càng đối diện nguy cơ cao gặp biến chứng trong thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp…; nguy cơ sảy thai.
Phụ nữ lớn tuổi thường có sẵn nhiều vấn đề bệnh lý hơn so với phụ nữ trẻ, chẳng hạn như huyết áp cao dễ dẫn tới nguy cơ tiền sản giật. Nếu bạn lớn hơn 35 tuổi, bạn cũng dễ bị tăng huyết áp hoặc các rối loạn khác trong khi mang thai. Nguy cơ mắc tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ cũng gia tăng theo tuổi. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người mẹ và sức khỏe của bé. Với những phụ nữ kết hôn muộn thường có bệnh huyết áp cao hoặc hội chứng cao huyết áp sẽ đưa đến những nguy cơ bao gồm các vấn đề về nhau thai và sự phát triển của bào thai. Sinh con muộn, nguy cơ cao trẻ bị dị tật bẩm sinh Đặc biệt, nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ. Mẹ càng lớn tuổi thì khả năng các nhiễm sắc thể ở trứng dính vào nhau càng cao, dẫn đến các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi như hội chứng Down, Edwards…
![]() |
Một buổi tuyên truyền nhóm nhỏ cho phụ nữ về nội dung "Sinh đủ 2 con trước 30 tuổi" tại ấp Lung Tha na, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương |
Theo một nghiên cứu, mẹ 25 tuổi có tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250, 30 tuổi là 1/952, trên 35 tuổi là 1/378, trên 45 tuổi là 1/30. Xét về khả năng thụ thai thì 20-24 là độ tuổi tốt nhất, nhưng ở khía cạnh chăm sóc con cái sau sinh thì phụ nữ 25-34 tuổi thuận lợi hơn do khả năng ổn định hơn về tâm lý, tài chính… Nhìn chung, ở độ tuổi 20-34, phụ nữ đều được bác sĩ tư vấn nên sinh con vì độ tuổi này trứng giảm dần về chất lượng sau tuổi 33. Vì thế, chị em nên có đứa thứ 2 trước tuổi 33. Sau 33, 35 tuổi mới sinh con thì tỉ lệ con bất thường cao. Càng sinh con muộn thì càng dễ gặp bất thường về mặt di truyền, có thể dẫn đến sảy thai, lưu thaI.
Vì thế, sau 35 tuổi chị em khi có bầu cần ăn uống tốt, theo dõi sát đề phòng sảy thai, thai lưu hoặc theo dõi sát xem con có dị tật gì không Thời điểm lý tưởng để sinh con là từ 23 đến 35 tuổi. Từ lúc bắt đầu hành kinh, phụ nữ đã có thể có thai thời điểm 23 tuổi là lúc cơ thể phụ nữ phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, học hành đầy đủ, có thể tự nuôi sống mình. Sau tuổi 35 phụ nữ thụ thai khó hơn, đẻ khó hơn, nguy cơ dị tật thai nhi cao vì thế trên 35, chị em nên “Lựa chọn thời điểm nào sinh phụ thuộc hoàn cảnh của từng người. Hiện nay với sự phát triển của các biện pháp tránh thai các gia đình hoàn toàn có thể chủ động trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, không nên sinh con quá sớm cũng không nên quá muộn sau 35 tuổi”,
Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó có nội dung khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Mục đích nhằm nâng mức sinh tại những tỉnh, thành có mức sinh thấp, thậm chí rất thấp hay nói cách khác là điều chỉnh chính sách từ khuyến khích giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế. Mỗi phụ nữ có trung bình 2,1 con. Địa phương có mức sinh cao tiếp tục vận động người dân không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày, nhiều con.
Kiên Giang hiện nay có mức sinh (TFR) 1,86 con là một trong 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp dưới 2,1 con trong cả nước; Vì thế cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con và kết hôn trước 30 tuổi đang là trọng tâm tuyên truyền của ngành Dân số tỉnh nhà hiện nay./. Bài/ảnh. Thanh Dũng
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (10.06.2022)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (09.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)



