
Cơ hội này được cho là chỉ xuất hiện một lần duy nhất và kéo dài trong khoảng 30-40 năm trong quá trình phát triển của một dân tộc. Ở Việt Nam, thời kỳ “dân số vàng” được dự báo là sẽ kéo dài trong vòng khoảng 40 năm. Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa với sự tập trung của một lực lượng lao động trẻ hùng hậu. Một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, bảo đảm an sinh xã hội khi nước ta bước vào giai đoạn dân số già. Với cơ cấu dân số như hiện nay, Kiên Giang đã bước vào thời kỳ “dân số vàng” hơn 10 năm qua. Hiện nay, ước tính mỗi năm tỉnh ta có khoảng 35.000 người lao động có nhu cầu giải quyết việc làm. Nguồn lao động dồi dào này nếu được đào tạo nghề và bố trí việc làm hợp lý sẽ là động lực lớn thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Hàn Quốc và Nhật Bản là 02 quốc gia điển hình đã tận dụng và khai thác tối đa thời kỳ “dân số vàng” để ngày nay họ trở thành những quốc gia phát triển và thịnh vượng. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có cơ chế, chính sách thỏa đáng, thì cơ hội “vàng” cũng bị lãng phí, không được tận dụng. Cơ hội chỉ được phát huy khi chúng ta tạo nên chất lượng “nguồn nhân lực vàng". Đây mới là điều kiện đủ để phát triển bền vững, bởi nó là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh kinh tế trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày một sâu rộng.
![]() |
Tỉnh ủy Kiên Giang họp lấy ý kiến của các ban ngành cấp tỉnh xây dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới. |
Chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là một lực cản…
Có hai yếu tố cơ bản để làm lên chất lượng dân số đó là thể chất (chiều cao, cân nặng và sức bền) và trí tuệ (ở đây là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn), tuy nhiên cả hai chỉ số này Kiên Giang chỉ xếp ở nhóm trung bình của cả nước và thấp hơn một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 ở Kiên Giang: tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã liên tục tăng từ 91,13% (năm 2009) lên 93,40% (năm 2019). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp. Trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp đến trên đại học mới chỉ đạt 8,9%, của vùng đồng bằng sông Cửu Long có khá hơn cũng chỉ đạt 9,7% và của cả nước là 19,2%. Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo giữa vùng thành thị và nông thôn còn là một sự khác biệt khá lớn. Số lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh qua đào tạo còn rất khiêm tốn, chỉ bằng ½ khu vực thành thị. Đây thực sự là bài toán về chất lượng nguồn nhân lực chưa có lời giải của Kiên Giang trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bước vào thời kỳ “dân số vàng”, lao động thì dồi dào trong khi lao động trình độ có tay nghề lại hạn chế.
Hiện nay, mỗi năm Kiên Giang có khoảng 35.000 lao động cần việc làm, nhưng nhu cầu và năng lực giải quyết việc làm trong tỉnh chỉ được khoảng 50% số này, số lao động còn lại là nguồn cung dồi dào cho nhu cầu sử dụng lao động tại các trung tâm kinh tế lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…và nhu cầu xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay thì không thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động trình độ và tay nghề cao. Nguồn cung lao động của tỉnh hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy, xí nghiệp ít đòi hỏi tay nghề và trình độ chuyên môn cao, như: may mặc, giầy dép da, chế biến thực phẩm…
![]() |
Kiên Giang đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động. |
Lời giải nào cho bài toán “dân số vàng”
Lịch sử đã chứng minh thời kỳ “dân số vàng” đóng góp khoảng một phần ba vào tăng trưởng của các nước châu Á với mức tăng trưởng thần kỳ về kinh tế. Lợi tức có được từ cơ cấu “dân số vàng” sẽ không tự đến nếu chính phủ các nước không có chính sách phù hợp. Nhật Bản, đất nước có sự phát triển vượt bậc nhờ cơ cấu “dân số vàng”, đã có chính sách đầu tư rất lớn cho giáo dục và y tế. Ngay từ những năm 1970, họ gọi những người học nghề và đại học là những "công dân đẻ trứng vàng". Và sau khi được đào tạo, lực lượng này quay trở lại cống hiến cho ngành sản xuất của Nhật Bản. Bài học từ Hàn Quốc và Ga-na cũng cho thấy giá trị của chính sách hợp lý. Hai nước có xuất phát điểm như nhau nhưng với sự đầu tư và bước đi thích hợp, tích lũy tri thức, Hàn Quốc đã có sự khác biệt trong sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực...
Để tận dụng tối đa thời kỳ dân số “vàng” sẽ kéo dài trong khoảng 40 năm đòi hỏi các nhà quản lý, hoạch định chính sách phải có những chính sách “dài hơi”, nhất là các chính sách về giáo dục và y tế. Cần phải thực hiện các chính sách, giải pháp sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lao động, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm; gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động. Đẩy mạnh đầu tư, phát triển thêm nhiều ngành, nghề mới, nhất là công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm, dịch vụ du lịch tạo thêm nhiều việc làm mới, nhất là ở khu vực nông thôn. Đồng thời tìm kiếm và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động; tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo thêm việc làm cho người lao động. Chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho người lao động vì trong thời đại tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay, người sử dụng lao động chú trọng hàm lượng chất xám hơn là số lượng lao động.
Theo tiến sỹ Dương Quốc Trọng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ thì hiện nay, Kiên Giang đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, số người trong độ tuổi lao động đạt 68,8%, tức là cứ 100 người dân Kiên Giang thì có gần 70 người trong độ tuổi lao động. Đây là một cơ hội “vàng” của đất nước nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng. Cơ hội “vàng” về cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động, nhưng chúng ta muốn biến cơ hội đó thành vàng thật, thì Kiên Giang phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số.
Trong giai đoạn 2021-2025, Kiên Giang đặt ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 35.000 lao động, đồng thời tập trung làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động, nhằm chú trọng nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng phát triển kinh tế trong tỉnh, cũng như đáp ứng nguồn lao động cho các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều giữa thực trạng và giải pháp của Kiên Giang đặt ra để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời kỳ “dân số vàng” còn có một khoảng cách khá lớn đòi hỏi một cơ chế chính sách đồng bộ, lâu dài và cả đầu tư nguồn lực một cách thỏa đáng./.
Bài và ảnh: Tuấn Nghĩa
-
Kiên Giang: Hội thao Ngành Y tế chào mừng 68 năm kỷ niệm Ngày Thấy thuốc Việt Nam 27-2 (18.02.2023)
-
Kiên Giang: Một số kết quả bước đầu sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác Dân số trong tình hình mới. (05.12.2022)
-
Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về dân số với đồng bào dân tộc cho cán bộ cấp tỉnh (17.11.2022)
-
Kiên Giang: Tập huấn kỹ thuật lấy máu gói chân cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở (28.09.2022)
-
Kiên Lương: Sân chơi thanh niên tuyên truyền về Ngày Quốc tế trẻ em gái 11-10 (29.09.2022)
-
Kiên Giang: Tiếp tục tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các xã vùng sâu, vùng biển, đảo và ven biển năm 2022 (12.09.2022)
-
Triển khai các hoạt động Tháng Công nhân năm 2022 trên địa bàn huyện Gò Quao (26.05.2022)
-
Kiên Giang: Chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân và phụ nữ nghèo (10.05.2022)
-
Trao tặng 1.000 máy đo huyết áp cho người cao tuổi tỉnh Kiên Giang (14.03.2022)
-
60 năm đồng hành cùng sự nghiệp ngành dân số: Vì một Kiên Giang phát triển bền vững (26.12.2021)
-
Thạc sĩ Võ Thị Minh Nguyệt nhận Quyết định Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang (19.10.2021)
-
Thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030: Kiên Giang chú trọng nâng cao chất lượng dân số (11.10.2021)
-
Kết quả 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về lĩnh vực dân số & phát triển khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (28.06.2021)
-
Tân Hiệp tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12) (01.01.2021)
-
Tân Hiệp: Nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên (15.10.2020)
-
Kiên Giang: Tập huấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong các trường phổ thông trung học vùng sâu, biên giới và hải đảo (09.12.2020)
-
Mô hình tổ chức, bộ máy Dân số & phát triển: Cần đổi mới phù hợp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21 (03.08.2020)
-
Tân Hiệp: Tập huấn triển khai Nghị định số 39/2015/NĐ-CP Ngày 27/4/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số (16.09.2020)
-
Trung tâm Y tế huyện Tân Hiệp tăng cường các hoạt động truyền thông về “chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” tại cộng đồng (07.08.2020)
-
Huyện Đoàn An Biên: Sân chơi thanh niên tuyên truyền về Ngày Quốc tế trẻ em gái 11-10 (09.10.2020)



