Kiên Giang: Tiếp tục tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các xã vùng sâu, vùng biển, đảo và ven biển năm 2022
(Ngày đăng:12.09.2022)
DSKG- Kiên Giang là tỉnh có dân số đông đứng thứ 2 khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với địa hình vừa là đồng bằng vừa là ven biển và hải đảo với dân số hơn 1.760.000 người. Tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ của Kiên Giang còn khá cao. Duy trì mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý và từng bước nâng cao chất lượng dân số đang là mục tiêu mà chương trình Dân số tỉnh Kiên Giang hướng đến trong thời gian tới.

Để hoàn thành kế hoạch về KHHGĐ/SKSS cũng như mục tiêu duy trì mức sinh thay thế đã được UBND tỉnh giao, từ ngày 15/9 đến 15/10/2022 toàn bộ 87/144 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (bao gồm 57 xã ven biển và hải đảo trong kế  hoạch  của  tỉnh và  30 xã các huyện tăng cường) đã đồng loạt ra quân thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các xã vùng biển, đảo và ven biển năm 2022. Yêu cầu của ban chỉ đạo (BCĐ) khi triển khai chiến dịch cần phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động mới các đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai nhằm thay đổi hành vi cho các đối tượng lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai hiện đại phù hợp; đảm bảo các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đăng ký sử dụng các biện pháp tránh thai trong chiến dịch đều được thông tin, tư vấn nâng cao kiến thức về SKSS/KHHGĐ; đồng thời tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng dân số phù hợp với từng địa phương. Phấn đấu đạt từ 30% trở lên biện pháp đặt dụng cụ tử cung, 40% chỉ tiêu kế hoạch năm.  Chiến dịch cũng đã lên kế hoạch với mục tiêu hỗ trợ thăm khám và điều trị phụ khoa miễm phí cho khoảng 17.400 chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo; phát hiện chuyển tuyến kịp thời, điều trị sớm các trường hợp bệnh lý viêm nhiễm và ung thư đường sinh sản…

Ông Chung Tấn Thịnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ năm 2022.

Thông qua đội ngũ cộng tác viên chương trình, tuyên truyền viên các ban ngành đoàn thể và tư vấn trực tiếp qua cung cấp dịch vụ sẽ vận động các cặp vợ chồng chưa sử dụng các BPTT chấp nhận sử dụng các BPTT phù hợp. Đối với cặp vợ chồng có 1 con cần tuyên truyền nên sinh đủ 2 con, vận động giãn khoảng cách giữa các lần sinh. Đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ 2 con cần vận động họ không sinh thêm con thứ 3. Trong chiến dịch, ngoài quan tâm tuyên truyền, tư vấn những kiến thức có liên quan đến làm mẹ an toàn, phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn khán sức khỏe trước khi kết hơn góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Để chiến dịch đạt kết quả như mong muốn, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh cũng đã đã chủ động tham mưu Sở Y tế hỗ trợ các địa phương về thuốc men cũng như hậu cần các phương tiện tránh thai cho các huyện, thị trước khi diễn ra chiến dịch, giúp các địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện. Qua hội nghị triển khai, hầu hết các địa phương đều cam kết đăng ký tổ chức thêm chiến dịch cho các xã còn lại để đạt chỉ tiêu kế hoạch năm về SKSS/KHHGĐ. Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh cũng đã xác định cần đẩy mạnh công tác truyền thông vận động xã hội ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã. Mục đích cuối cùng của công tác truyền thông là làm thế nào để nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo, nhất là các đối tượng nhận dịch vụ hiểu được mục đích, ý nghĩa, cũng như nội dung của 2 gói dịch vụ là KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ đó mà tích cực tham gia hưởng ứng chiến dịch. Ở tuyến huyện, thành phố Trung tâm Y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức tốt mạng lưới cung cấp dịch vụ an toàn, thuận tiện, nhất là các phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu. Trong triển khai thực hiện chú ý làm tốt công tác phối hợp với các ngành thành viên. Thạc sỹ Võ Thị Minh Nguyệt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh cho rằng: để “Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các xã vùng biển, đảo và ven biển năm 2022” đạt kết quả thì BCĐ chiến dịch tỉnh, Ban điều hành chiến dịch các huyện, thành phố cần tăng cường làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Chính hoạt động này sẽ góp phần xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chiến dịch cũng như tăng cường được chế độ thông tin, báo cáo giữa các lực lượng tham gia chiến dịch”.

Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tham gia tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Tắc Cậu, huyện Châu Thành.

Ban Chỉ đạo chiến dịch tỉnh cũng đã xác định nhiệm vụ của đợt chiến dịch này là rất quan trọng và nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí nên đòi hỏi có sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành, sự chỉ đạo tích cực của cấp Uỷ, chính quyền địa phương thì kết thúc chiến dịch toàn tỉnh sẽ đạt và vượt chỉ tiêu về KHHGĐ/SKSS cho người dân. Thành công của đợt chiến dịch sẽ góp phần duy trì mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số tỉnh Kiên Giang ở mức hợp lý trong những năm tới./.

Bài và ảnh: Tuấn Nghĩa

 Cổng Thông Tin Điện tử Công An tỉnh Kiên Giang
Khảo sát mong muốn sinh con của người Việt Nam hiện nay?
  Tôi muốn sinh 01 con

  Tôi muốn sinh 02 con

  Tôi muốn sinh 03 con

  Tôi không muốn sinh con


Đang Online: 6
Online trong ngày: 174
Online trong tháng: 7203
Tổng lượt truy cập: 935722