
Để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt mục tiêu trên, Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016, về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 – 2025. Đây là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động hướng tới việc chăm sóc sức khỏe cho người tuổi nằm trong mục tiêu nâng cao chất lượng giống nòi mà Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đề ra.
Già hoá dân số là tuổi thọ người dân được tăng cao, phản ảnh những thành tựu lớn mạnh về phát triển Kinh tế - Xã hội của một Quốc gia Tuổi thọ bình quân ở nước ta năm 2015 là 73,3 tuổi, trong đó nam là 70,7 tuổi, nữ là 76,1 tuổi đây kết quả của sự phát triển và đóng góp quan trọng của công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác Dân số - KHHGĐ. Bước vào giai đoạn “già hoá dân số” mang nhiều ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế đất nước không ngừng tăng trưởng bền vững. Nhu cầu cuộc sống chất lượng nâng cao, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ do y học phát triển không ngừng, nên sức khỏe, trí tuệ của nhiều người khi về hưu vẫn còn khoẻ mạnh, trí lực, dồi dào. Đây là nguồn lực cần phát huy, để người cao tuổi được tiếp tục hoạt động, hòa đồng, cống hiến cho xã hội, là nhiệm vụ cần được xã hội quan tâm hơn, với những việc làm thiết thực cụ thể, có hiệu quả. Xem việc chăm lo đến người cao tuổi hôm nay, chính là chăm lo cho bản thân chúng ta sau này.
Vào năm 2017, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, tức là tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7%. Nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ Người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam (trên 65 tuổi) đã đạt 7%, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10%. Số NCT nước ta sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Nếu 2012, cứ khoảng 11 người dân mới có 1 NCT thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 NCT và dự báo năm 2049 sẽ là 4 người dân có 1 NCT. Theo đó, thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già (thời gian để tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14%) của Việt Nam chỉ khoảng 18 - 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như: Pháp 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Mỹ 70 năm, Nhật Bản 26 năm. Như vậy, có thể nói Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á.
Tại Kiên Giang theo tổng hợp từ kho dữ liệu điện tử chuyên ngành Dân số. Hiện nay, toàn tỉnh có 192.508 NCT; Nhóm NCT từ 70 - 79 tuổi có 48.783 người; Nhóm NCT trên 80 tuổi có 31.431 người. Trong nhóm NCT trên 80 tuổi tại Thành phố Rạch Giá có 4.998 người, huyện Giồng Riềng có 4.012 người, các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận có từ 2.000 - 3000 người đòi hỏi sự quyết tâm và duy trì thường xuyên các hoạt động của ngành Y tế - Dân số trong việc chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Út, cư ngụ số nhà 137 tổ 4 ấp Bãi Nhà B; xã Lại Sơn; huyện Kiên Hải; tỉnh Kiên Giang năm nay ông 99 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh minh mẫn, năm nào ông cũng tham gia khám sức khỏe định cho Người cao tuổi. A. Thanh Dũng |
Những năm qua được sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ đã triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các huyện, thành phố. Với nguồn hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh bình quân mỗi năm gần 500 triệu đồng cho các địa phương cộng với kinh phí hoạt động của Trung tâm Y tế các huyện. thành phố; công tác chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi hằng năm luôn hoàn thành chỉ tiêu được giao và trở thành một hoạt động trọng tâm của ngành chính quyền cấp xã, phường, thị trấn củng Trạm Y tế hằng năm.
Qua 3 năm triển khai hoạt động chăm síc sức khỏe cho NCT hoạt động này đã tạo được sự phấn khởi và ủng hộ của toàn dân tại cộng đồng. Mỗi khi UBND xã và Trạm Y tế mở “chiến dịch” khám sức khỏe định kỳ cho NCT là ngày “Hội” không chỉ cho NCT mà là niềm vui của con, cháu NCT khi thấy được sự quan tâm của Đảng/ chính quyền đối với ông. bà. cha, mẹ của mình. Năm 2020 công tác khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tiếp tục triển khai đầu tư mới tại 5 địa phương còn lại trong tỉnh là: Huyện Châu Thành; An Biên; U Minh Thượng; Vĩnh Thuận và Phú Quốc, Toàn tỉnh phấn đấu đấu hoàn thành chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ cho 156.500 cụ nâng tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ cho NCT từ 40% năm 2019 lên 80% năm 2020.
Tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; Phòng Dân số và Truyền thông giáo dục sức khỏe đã chọn cộng tác viên dân số phối hợp với Hội Người cao tuổi tham gia Câu lạc bộ “Liên thế hệ tự giúp nhau” để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình, nhất là NCT có hoàn cãnh khó khăn, neo đơn. Bên cạnh những kết quả đạt được của lãnh đạo địa phương cùng ngành y tế các cấp, để công tác chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng được hoàn thiện hơn, phục vụ tốt nhu cầu của người cao tuổi nhất là những người trên 80 tuổi, neo đơn, hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng, thiết nghĩ cần được sự hỗ trợ về kinh phí của lãnh đạo các cấp cho việc tập huấn đào tạo trang bị kiến thức truyền thông và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho đội ngũ cộng tác viên dân số hiện nay, để cộng tác viên dân số một lần nữa phát huy tốt vai trò năng động của cộng tác viên tại cộng đồng./. Bài, ảnh. Thanh Dũng
-
Nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi trong mùa dịch COVID-19 (21.09.2021)
-
Người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi tham gia các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (29.09.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (05.08.2021)
-
Nâng cao năng lực của cộng tác viên dân số để chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng (22.07.2021)
-
Làm thế nào để xây dựng môi trường thân thiện dành cho người cao tuổi? (21.07.2021)
-
Cách giảm căng thẳng cho người cao tuổi trong đại dịch (15.07.2021)
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (08.06.2021)
-
Phòng dịch COVID-19 đối với người cao tuổi (06.07.2021)
-
Những chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước với người cao tuổi. (04.06.2021)
-
Cần tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia và phát huy vai trò trong hoạt động kinh tế (22.06.2021)
-
Thành lập trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đầu tiên theo hướng tổ hợp y tế (03.05.2021)
-
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên thiết bị di động (28.04.2021)
-
Chủ động quan tâm chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm thích ứng già hóa dân số (13.04.2021)
-
Phụ nữ cần làm gì để không bị động trước bối cảnh già hóa dân số (08.04.2021)
-
Bí quyết để những gia đình có người cao tuổi luôn vui vẻ, thuận hòa (05.04.2021)
-
Chăm sóc người cao tuổi hay hờn giận, khó tính (21.09.2020)
-
Bệnh sa sút trí tuệ ở người già (15.09.2020)
-
Những bí quyết sống khỏe cần thiết cho người cao tuổi (29.05.2020)
-
Chữa mất ngủ ở người cao tuổi không dùng thuốc (21.05.2020)
-
Cội nguồn và ý nghĩa ngày Người cao tuổi Việt Nam (04.06.2020)



