
Huy động nguồn lực địa phương và xã hội hóa tổ chức chiến dịch
Ngoài Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1/2018 đến 58 xã vùng biển, đảo và ven biển do tỉnh tổ chức, 5 huyện, thị, thành phố, là: Rạch Giá, Gò Quao, Tân Hiệp, Giang Thành và U Minh Thượng còn xin bổ xung kinh phí địa phương để làm thêm chiến dịch ở 32 xã, phường, thị trấn. Như vậy, toàn tỉnh Kiên Giang đã có 90 xã, phường, thị trấn tổ chức Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với tổng kinh phí huy động là 883.852 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí địa phương và huy động từ nguồn xã hội hóa là 497.795 triệu đồng.
Trung tâm Dân số-KHHGĐ các địa phương tham mưu Ban chỉ đạo cùng cấp tăng cường triển khai các hoạt động trước và trong chiến dịch đồng bộ và đều khắp. Ban chỉ đạo chiến dịch tỉnh, Ban điều hành chiến dịch huyện, Ban tổ chức chiến dịch xã đã được thành lập với cơ cấu đầy đủ các ngành liên quan, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của kế hoạch đề ra cho chiến dịch.
![]() |
Họp nhóm tuyên truyền về xã hội hóa phương tiện tránh thai tại Trạm Y tế xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp cho chị em phụ nữ tham gia hưởng ứng chiến dịch đợt 1 năm 2018. |
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát và hỗ trợ truyền thông chiến dịch, phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ các địa phương tổ chức giám sát trước và trong chiến dịch tại các xã, phường, thị trấn, cùng cơ sở tháo gỡ những khó khăn trong thực tế của mỗi địa phương.
Kết quả chiến dịch góp phần duy trì mức sinh thay thế
Để chiến dịch triển khai đạt kết quả các địa phương đã quan tâm chỉ đạo cho các xã, phường, thị trấn tổ chức họp nhóm, đăng ký đối tượng tham gia thực hiện các biện pháp KHHGĐ, thăm viếng hộ gia đình, tư vấn cho đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Kết quả, toàn tỉnh đã tổ chức được 782 cuộc họp nhóm, tuyên truyền vận động tại nhà cho 6.782 đối tượng là phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ. Về truyền thông đại chúng và cổ động tuyên truyền chiến dịch, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền chiến dịch trên hệ thống loa truyền thanh được 212 buổi: Nội dung chủ yếu là tuyên truyền về lợi ích của KHHGĐ, chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn; treo 93 băng rôn tuyên truyền chiến dịch tại nơi đông dân cư và trạm y tế. Ngoài ra, một số địa phương còn tổ chức phát loa tuyên truyền khu vực đông dân cư và phát loa tại trạm y tế, điểm cung cấp dịch vụ trong những ngày cao điểm diễn ra chiến dịch. Ngoài lập danh sách, nắm đối tượng đăng ký, một số địa phương, như huyện An Biên, U Minh Thượng, thành phố Rạch Giá còn chỉ đạo tổ chức phát thư mời cho đối tượng tham gia chiến dịch. Để chiến dịch đạt kết quả, một số địa phương đã biết vận dụng cơ chế, chính sách huy động nguồn kinh phí địa phương triển khai thực hiện chiến dịch, như: Rạch Giá, Gò Quao, U Minh Thượng và Giang Thành... Đặc biệt, thành phố Rạch Giá ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương, Trung tâm Dân số-KHHGĐ còn huy động được nguồn ngân sách từ XHH hỗ trợ cho đối tượng thực hiện KHHGĐ, gồm: mì gói, gạo, tiền với tổng kinh phí trên 27 triệu đồng.
![]() |
Chị Huỳnh Thị Thanh Vân, Trưởng Trạm Y tế phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá tặng quà cho chị em phụ nữ đến đặt vòng trong những ngày cao điểm diễn ra chiến dịch đợt 1 năm 2018. |
Công tác lập kế hoạch cả về truyền thông và đáp ứng dịch vụ được Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh triển khai sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến huyện, xã tổ chức thực hiện đợt chiến dịch. Có sự phối hợp chỉ đạo và phối hợp lồng ghép cung cấp dịch vụ của Sở Y tế Kiên Giang, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ tỉnh. Cụ thể, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh tổ chức khám ngoại viện lồng ghép chiến dịch đưa dịch vụ về các xã vùng sâu, vùng có đông đồng bào là người Khmer cho 7 xã thuộc 6 huyện là: Phú Quốc, Gò Quao, Tân Hiệp, Giang Thành, An Biên và U Minh Thượng. Kết quả, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh đã tổ chức thăm khám miễn phí cho 658 chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhằm phát hiện chuyển tuyến kịp thời, điều trị sớm các trường hợp bệnh lý viêm nhiễm và ung thư đường sinh sản.
Các địa phương, như: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Giang Thành và Tân Hiệp thực hiện các biện pháp tránh thai đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trong quá trình triển khai chiến dịch một số địa phương đã biết khai thác tối đa lực lượng cộng tác viên trong việc nắm danh sách đối tượng và phát thư mời đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm Y tế trong những ngày cao điểm chiến dịch. Ở thành phố Rạch Giá, huyện Giang Thành và U Minh Thượng nhờ lên được danh sách đối tượng cần vận động KHHGĐ, chủ động mời các đối tượng chưa thực hiện KHHGĐ đến dự các cuộc họp nhóm để phổ biến, tuyên truyền, qua đó làm tăng số đối tượng đăng ký thực hiện kế hoach hoá gia đình …nên kết quả thực hiện chỉ tiêu chiến dịch đạt khá cao.
Kết quả chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1/2018, 2 gói dịch vụ chính, là KHHGĐ và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, toàn tỉnh Kiên Giang có 5.498 chị thực hiện KHHGĐ bằng đặt vòng tránh thai, 15.573 lượt chị em được khám, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa. Các địa phương, như: Thành phố Rạch Giá, Tân Hiệp, U Minh Thượng và Giang Thành thực hiện chỉ tiêu các biện pháp tránh thai khá đều và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Huyện U Minh Thượng và Tân Hiệp vượt chỉ tiêu vòng tránh thai, đạt trên 160% kế hoạch.
![]() |
Phát từ rơi tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ người Khmer tại Trạm Y tế xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao tham gia hưởng ứng chiến dịch đợt 1 năm 2018. |
Qua công tác kiểm tra, giám sát chiến dịch ở Kiên Giang cho thấy hầu hết các xã triển khai chiến dịch có lên được danh sách đối tượng, thậm chí có xã lên được danh sách vài ba trăm đối tượng cần vận động thực hiện KHHGĐ trong đợt chiến dịch, nhưng rất ít xã lên được danh sách đối tượng cần vận động cho từng biện pháp tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai phi lâm sàng. Việc lập danh sách đối tượng vẫn chưa gắn liền với việc nắm bắt nhu cầu của đối tượng về KHHGĐ, nói cách khác là chưa sát đối tượng cần vận động. Một số địa phương chưa tham mưu tốt cho chính quyền địa phương cùng cấp trong việc chỉ đạo và điều phối các lực lượng tham gia tuyên truyền, vận động nên kết quả chiến dịch đạt không cao.
Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1 năm 2018 diễn ra trong bối cảnh công tác dân số ở cơ sở có nhiều khó khăn, tuy nhiên về cơ bản chiến dịch đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu chính, cả 02 gói dịch vụ là KHHGĐ và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản tỉnh giao các địa phương đều đạt và vượt chỉ tiêu. Kết quả đó góp phần không nhỏ giúp Kiên Giang hoàn thành các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2018 và giúp tỉnh tiếp tục duy trì mức sinh thay thế./.
Bài, ảnh: Tuấn Nghĩa
-
Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành Dân số Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (26/12/1961-26/12/2021) (26.12.2021)
-
Thủ tướng phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (05.05.2020)
-
Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030: Nền móng vững chắc duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc (04.05.2020)
-
Công tác dân số 6 tháng đầu năm 2019: Tháo gỡ vướng mắc để ổn định bộ máy tổ chức ở địa phương (12.08.2019)
-
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Dân số phải đủ thì quốc gia mới phát triển bền vững (31.05.2019)
-
BS Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế): Cần đầu tư nhân lực, nguồn lực để thực hiện thành công Nghị quyết 21 (12.02.2019)
-
Kiên Giang: họp mặt kỷ niệm 57 năm ngày truyền thống công tác DS-KHHGĐ và Ngày Dân số Việt Nam 26-12-2018 (21.12.2018)
-
Kỷ niệm Ngày Dân số Việt nam 26-12-2018: “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi” (20.12.2018)
-
Kiên Giang: Sơ kết công tác Dân số-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2018 (31.07.2018)
-
Kiên Giang: Mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7-2018 với chủ đề “Không lựa chọn giới tính khi sinh” (11.07.2018)
-
Ngày Dân số Thế giới 11-7-2018: Thành công của Kế hoạch hóa gia đình là tiền đề cho phát triển bền vững (10.07.2018)
-
Kiên Giang: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số (28.05.2018)
-
Đoàn công tác Tổng cục Dân số làm việc tại Kiên Giang: Nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách từ DS-KHHGĐ sang Dân số & Phát triển (14.05.2018)
-
Trung ương Đảng chỉ đạo công tác dân số trong tình hình mới (27.10.2017)
-
Công tác dân số - Một nội dung lớn tại hội nghị Trung ương 6 (09.10.2017)



