Mô hình tổ chức, bộ máy Dân số & phát triển: Cần đổi mới phù hợp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21
(Ngày đăng:03.08.2020)
DSKG- Có thể nói mô hình tổ chức bộ máy cũng như nguồn nhân lực làm công tác dân số hiện nay là một thách thức lớn cho việc đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW đề ra. Vì vậy, củng cố hệ thống tổ chức bộ máy các cấp và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số là nhiệm vụ rất cấp bách hiện nay.

Bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “… Phải chăng trong thời gian tới, nước ta cần chuyển trọng tâm từ chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển? Nội hàm cụ thể của các khái niệm đó là gì? Ý nghĩa thực tiễn của nó ra sao?…”
Nghị quyết số 21 của BCH TW Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Quan điểm 2 đã nêu: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách Dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển”. Công tác Dân số phải chú trọng toàn diện các mặt: quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng Dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố Kinh tế, Xã hội, Quốc phòng, An ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”.
Tỉnh Kiên Giang, từ một mức sinh cao, trung bình 03 con/bà mẹ vào năm 1999, đến cuối năm 2019 giảm còn 1,85 con/bà mẹ, là tỉnh có mức sinh thấp, về quy mô dân số 1.723.695 người đứng hàng thứ 15 trong toàn quốc, mật độ dân số 271 người/km2, phân bố dân số không đồng đều (ít nhất là vùng hải đảo); Cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng tích cực và đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (tỷ lệ trong độ tuổi lao động 66,64%). Tỷ suất sinh 12,68‰; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 8,63%; Tỷ số giới tính khi sinh là 97,7 bé trai /100 bé gái sinh ra sống; Tỷ lệ sàng lọc trước sinh 65%; Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 7%; Tỷ lệ sử dụng BPTT 76%, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10.58% (giai đoạn già hóa dân số).
Tuy nhiên, một số thách thức mới mà Chi cục Dân số - KHHGĐ Kiên Giang không thể triển khai thực hiện, theo dõi, tổng hợp, báo cáo: (1) Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (2) Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (3) Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (4) Kế hoạch thực hiện Đề án Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (5) Xây dựng lại Đề án Chăm sức sức khỏe Người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (6) Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; (7) Nâng cao chất lượng dân số chưa được quan tâm (Tư vấn khám sức khỏe trước hôn nhân; Tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ tuổi vị thành niên - thanh niên; Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; phá thai không an toàn …); (8) Cơ cấu dân số vàng, nhưng chất lượng không vàng (Lao động chưa qua đào tạo nghề còn cao, Năng suất lao động của Việt Nam chì bằng 1/15 của Singgapor); (9) Già hóa dân số tăng nhanh, chỉ trong 2 năm tăng 2% người cao tuổi (2017: 8,6%, 2019: 10,5%); (10) Chiều cao của con người Việt Nam thuộc nhóm lùn nhất thế giới... Vấn đề phát triển bền vững của đất nước còn nhiều khó khăn: Đô thị hóa nhanh; Ô nhiễm môi trường; Biến đổi khí hậu và nước biển dâng,.. Nếu không có giải pháp phù hợp ngay từ bây giờ, vùng Đồng bằng sông Cửu long sẽ mất trong vài thập niên nữa. Mà Đồng bằng sông Cửu long mất sẽ đồng nghĩa với mất an ninh lương thực quốc gia, đồng thời có gần 40 triệu dân vùng này sẽ di cư về đâu ?...

Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Trúc Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang tặng quà và khen thưởng cho các gia đình sinh 2 con gái một bề thực hiện KHHGĐ và nuôi dạy con tốt tại buổi lễ mít-tinh. Ảnh: Trần Văn Nghị

Tại Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), phần về công tác dân số trong tình hình mới, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát phát biểu: Công tác Dân số trong tình hình mới, đây là vấn đề “rất lớn và khó”:
Rất lớn bởi: (1) Nếu trước đây, Chính sách DS - KHHGĐ chỉ tập trung giải quyết 01 vấn đề là mức sinh cao (là giảm sinh). Thì nay, chính sách Dân số mới, phải chú trọng toàn diện các mặt Quy mô, Cơ cấu, phân bố, Chất lượng dân số và đặc trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với phát triển Kinh tế - Xã hội, bảo đảm Quốc phòng, An ninh quốc gia; (2) Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến việc bảo vệ, phát triển giống nòi, Quốc gia, dân tộc; Ảnh hưởng trực tiếp đến Kinh tế - Xã hội, và môi trường của đất nước.
Khó bởi: (1) Hơn nửa thế kỷ qua, tư duy DS-KHHGĐ đã ăn sâu trong xã hội, trong các cấp lãnh đạo và quản lý, mỗi gia đình và từng thôn xóm, bản làng …; (2) Khó không chỉ nguồn lực hạn hẹp mà còn là sự hài hòa giữa quyền con người và sự PT bền vững của đất nước. Dù khó khăn, chúng ta vẫn phải vượt qua, bởi những xu hướng Dân số đã hiện hữu và không giải quyết được mối quan hệ “Dân số và Phát triển" thì đất nước khó phát triển nhanh, chất lượng cuộc sống không thể nâng cao.
Vậy mà tổ chức, bộ máy dân số của Kiên Giang lại càng mỏng dần, có thể không chủ động hoạt động được gì: Chi cục Dân số - KHHGĐ hiện còn 04 công chức; Phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Y tế huyện, được giao 03 viên chức; Viên chức dân số xã được Trạm y tế giao thêm một số nhiệm vụ của trạm Y tế.
Chi cục Dân số - KHHGĐ: là cơ quan không chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà còn phối hợp cung cấp dịch vụ công; thực hiện các giải pháp tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng, sinh sản, tử vong và di cư mà còn phải phối kết hợp với nhiều sở, ban ngành, các cơ quan, đoàn thể xã hội để xử lý mối quan hệ giữa dân số và phát triển, do vậy mô hình Chi cục Dân số - KHHGĐ như hiện nay khó thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết 21-NQ/TW.
Phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe: thuộc Trung tâm Y tế huyện, hầu như lãnh đạo Trung tâm Y tế quan tâm những việc trước mắt: cấp cứu, thái độ phục vụ, đấu thầu mua thuốc, xuất toán của BHYT, dịch bệnh, tự chủ tài chính … Còn công tác dân số chỉ thấy tác động hiệu quả hoặc hậu quả xảy ra sau vài thập niên nữa, cho nên công tác dân số dễ bị bỏ quên và ít được quan tâm chỉ đạo.
Viên chức dân số xã: trực thuộc trạm Y tế, nên phải thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ của Trạm Y tế theo sự phân công của Trưởng trạm. Do vậy, không hoàn thành các nhiệm vụ Dân số và phát triển, đồng thời thiếu quan tâm và quản lý, thiếu kiểm tra giám sát lực lượng cộng tác viên, không thẩm định phiếu thu tin biến động, không phản hồi, không hướng dẫn cộng tác viên ….thậm chí không tổ chức giao ban với cộng tác viên hàng tháng hoặc có cũng không sâu, không thực hiện hết đầu công việc của dân số.
Do vậy, mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số hiện nay là một thách thức lớn cho việc đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW đề ra. Từ bài học kinh nghiệm sự thành công của mô hình tổ chức, bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), trước yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết 19-NQ/TW. Với quan điểm cá nhân, xin đề xuất mô hình tổ chức, bộ máy thống nhất chung từ tỉnh đến xã như sau:
Tuyến tỉnh: Ủy ban Dân số và phát triển tỉnh chuyên trách, trực thuộc UBND tỉnh, do PCT tỉnh làm chủ nhiệm, bố trí ít nhất 14 biên chế. 
Tuyến huyện: Ủy ban Dân số và phát triển huyện chuyên trách, trực thuộc UBND huyện cùng cấp, do PCT huyện làm chủ nhiệm, bố trí 05 biên chế.
Tuyến xã: Ủy ban Dân số và phát triển xã, do PCT xã làm chủ nhiệm, có 01 công chức chuyên trách, làm việc tại UBND xã, do UBND xã quản lý điều hành trực tiếp.
Với mô hình này, các hoạt động đều được chủ động. Chủ động phối hợp và điều phối công tác dân số và phát triển với các sở, ban, ngành ...; Chủ động đặc hàng với các đơn vị thực hiện các dịch vụ dân số và phát triển ...; Chủ động tổ chức thực hiện và theo dõi các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 21 của BCH TW Đảng (Khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới./.

BsCKII.Nguyễn Văn Tĩnh
Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ

 Cổng Thông Tin Điện tử Công An tỉnh Kiên Giang
Khảo sát mong muốn sinh con của người Việt Nam hiện nay?
  Tôi muốn sinh 01 con

  Tôi muốn sinh 02 con

  Tôi muốn sinh 03 con

  Tôi không muốn sinh con


Đang Online: 3
Online trong ngày: 120
Online trong tháng: 1243
Tổng lượt truy cập: 951449