
Nguồn gốc Ngày tránh thai thế giới
Vào những năm đầu thế kỷ 21, kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe, giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hàng năm có tới 1/3 trong số 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25...
Trước tình hình đó, liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khoa học và y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sinh sản đã thống nhất lấy ngày 26-9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới và phát động lần đầu tiên vào ngày 26-9-2007 tại Châu Âu. Đây là thời điểm để tổ chức các hoạt động thúc đẩy hiểu biết của cộng đồng về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai. Theo số liệu của WHO, hiện nay có 225 triệu phụ nữ trên toàn cầu có nhu cầu tránh thai, nhưng đang không sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lựa chọn một bộ phim ngắn giới thiệu Bảo tàng về tránh thai và nạo phá thai để đăng trên website của tổ chức này. Bộ phim ngắn này cung cấp tổng quan về nguồn gốc, phương pháp, các chuẩn mực xã hội, thái độ của các thể chế chính trị về kế hoạch hóa gia đình và giải thích tại sao các phương pháp ngừa thai an toàn là quan trọng. Có những bài học quan trọng có thể học được từ lịch sử tránh thai bằng cách khám phá các nhu cầu cá nhân, sự lựa chọn và trách nhiệm của nam giới. Trong bảo tàng, 2 căn phòng trưng bầy Tránh thai và Nạo phá thai được sắp xếp cạnh nhau. Và thông điệp từ sự sắp xếp đó thật rõ ràng. Đó là thông điệp: Một khi con người đã có được những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, được quyết định số con và thời điểm sinh con theo đúng mong muốn của mình thì những đau đớn, tổn thương và do nạo phá thai sẽ không còn.
![]() |
Buổi tuyên truyền lợi ích các biện pháp tránh thai cho các đối tượng trong độ tuổi sanh, đẻ tại xã Luỳnh Huỳnh, huyện Hòn Đất. A. Thanh Dũng |
Những định kiến về phòng tránh thai, nạo phá thai hiện nay vẫn còn tồn tại, vì thế thông điệp từ các hiện vật trong bảo tàng này vẫn vô cùng giá trị. Tiến sĩ Christian Fiala, Giám đốc của Bảo tàng đã nói về ý nghĩa nhân đạo cao cả của việc tránh thai an toàn bằng cách trích dẫn câu nói của nhà văn Mary Stopes nói về đề tài này: ‘Trong các mối quan hệ của một con người, không có gì tra tấn người phụ nữ, biến họ thành nô lệ và cảm thấy khủng khiếp như việc làm mẹ ngoài ý muốn’.
Ý nghĩa Ngày tránh thai thế giới
Mục tiêu của Ngày tránh thai thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên/ thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sinh sản. Đến nay, Ngày tránh thai thế giới 26-9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt để không mang thai ngoài ý muốn. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các phương tiện tránh thai, vấn đề xã hội hóa các phương tiện tránh thai tại Việt Nam, về chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai an toàn.
Thanh Thanh. Theo giadinh.net
-
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10/2021 “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” (11.10.2021)
-
Giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe (30.09.2021)
-
Bình yên trong gia đình: bảo vệ sức khỏe và quyền của phụ nữ và trẻ em gái ngay cả trong đại dịch COVID-19 (04.04.2022)
-
Đại học Đà Lạt tuyển sinh hệ chính quy chuyên ngành Dân số và Phát triển (05.04.2022)
-
Kỹ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7 (08.07.2021)
-
Hưởng ứng Ngày Thalasemia 8/5/2020 Cha mẹ hiểu biết, con sẽ không gánh bệnh (10.05.2022)
-
Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 (07.05.2022)
-
Thủ tướng ban hành Quyết định lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (31.05.2022)
-
Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người do phân biệt giới tính tại Việt Nam (25.06.2022)
-
Chính sách sinh con thứ 3 có gì thay đổi khi bước sang năm 2021? (24.06.2022)
-
Vì sao nói dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển? (23.06.2022)
-
Can thiệp kịp thời, hiệu quả về mức sinh, Việt Nam hi vọng tránh được vét xe đổ của nhiều Quốc gia (18.06.2022)
-
Xung quanh thông tin “từ 10/3, sinh con một bề được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí”: ? (16.06.2022)
-
Thêm giải pháp nâng cao chất lượng dân số (15.06.2022)
-
Thủ tướng phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030. (05.05.2022)
-
Nhiều nội dung mới về việc khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số (03.05.2022)
-
Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số (26.04.2022)
-
Việt Nam có tỷ lệ giới tính khi sinh cao thứ ba trên thế giới (04.02.2021)
-
Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế): Đồng sức, đồng lòng vượt khó khăn thách thức, vì sự nghiệp dân số và phát triển (01.02.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 (06.04.2022)



