
Nhìn chung, trong thực đơn hàng ngày của các cặp vợ chồng đang ấp ủ ý định có em bé nên bao gồm các loại: rau, ngũ cốc, thịt nạc, trái cây tươi cùng một số thực phẩm cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Để tăng khả năng thụ thai, tốt nhất bạn nên thay đổi thói quen ăn uống từ 1 năm trước đó, chú ý nên thay đổi thói quen dần dần để cơ thể kịp thích nghi và không ảnh hưởng sức khỏe.
Sau đây là một số lời khuyên về các thành phần nên có trong thực đơn ăn uống dành cho những cặp vợ chồng đang muốn có con.
Axit folic
Các cơ quan y tế công cộng của Mỹ cho rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mỗi ngày cần hấp thu vào cơ thể 0,4mg axit folic.
Axit folic có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên như: rau chân vịt, các loại quả họ cam quýt, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt… Các loại thực phẩm này thường chứa tới 800 mg axit folic trong thành phần.
Axit folic dễ dàng hòa tan trong nước và có thể giúp bạn “tống tiễn” các chất dư thừa ra khỏi cơ thể, tăng khả năng thụ thai, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe trước, trong và sau khi mang thai. Khi cơ thể được bổ sung đủ axit folic thì khi mang thai sẽ giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Canxi
Không chỉ là thành phần cấu tạo nên xương và răng, canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy hoạt động của enzym và duy trì hoạt động của thần kinh và cơ bắp. Vì vậy, để cơ thể khỏe mạnh – nền tảng quan trọng cho việc mang thai, bạn nên hình thành thói quen bổ sung canxi cơ thể qua những bữa ăn hàng ngày.
Nếu muốn có khả năng thụ thai cao, phụ nữ nên hấp thu vào cơ thể 1000mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: gạo, pho mát, sữa chua ít béo, cá hồi, cá mòi…
Kẽm
Kẽm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho tinh dịch nam giới và có lợi cho quá trình rụng trứng cũng như khả năng thụ thai của phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy cơ thể (cả vợ lẫn chồng) bị thiếu kẽm gây cản trở lớn cho việc thụ thai.
Nếu mỗi ngày cơ thể bạn đều đặn hấp thu 15% thực phẩm có chứa kẽm có thể bảo đảm chức năng của các cơ quan sinh sản được hoạt động bình thường, khỏe mạnh. Từ đó làm tăng khả năng thụ thai và mang thai.
Một số thực phẩm giàu chất kẽm: sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, thịt bò, quả ổi, khoai lang…
Lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh xa
Các chuyên gia y tế khuyên bạn nếu muốn có em bé thì bạn nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, chất ngọt nhân tạo và đặc biệt là các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các loại đồ uống cần tránh khi muốn mang thai: rượu, đồ uống chứa caffeine, đậu nành và các sản phẩm từ đậu...
Theo Lam Anh - TTVN
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (08.09.2021)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (20.08.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)



