
|
Tư vấn lựa chọn biện pháp tránh thai thực hiện KHHGĐ tại Trung tâm Tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang. |
Không ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ
Chị Trần Hà Thảo (31 tuổi) sinh con gái đầu lòng được tròn năm, chuẩn bị theo chồng sang nước ngoài sinh sống. Chị đang phân vân lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, có tác dụng tránh thai lâu dài nhưng không ảnh hưởng đến nội tiết tố. Chị Thảo định chọn đặt vòng tránh thai, tuy nhiên, mẹ chị từng đặt vòng, lại bị tác dụng phụ là kỳ kinh kéo dài, lượng máu nhiều khiến chị lại ngại, bối rối không biết nên chọn biện pháp nào?
Còn chị Mai Thùy Quyên (35 tuổi) chia sẻ, chị cảm thấy "thoải mái" hơn khi chọn biện pháp đặt vòng tránh thai. Trước đó, chị Quyên đã từng thử các biện pháp khác như bao cao su, thuốc tránh thai nhưng cứ phập phồng sợ mang thai ngoài ý muốn.
Theo BS Nguyễn Thị Bé Năm, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, cùng với các biện pháp tránh thai hiện đại khác, thì vòng tránh thai phù hợp cho đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với hiệu quả cao, đặc biệt không ảnh hưởng nội tiết tố của chị em. Vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như: Hiệu quả tránh thai cao từ 97% - 99%; thao tác đặt vào tử cung và lấy ra dễ dàng. Đặt một lần tránh thai nhiều năm (từ 8 - 10 năm); không ảnh hưởng đến chuyện ân ái. Các bà mẹ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ dùng vòng tránh thai không ảnh hưởng việc tiết sữa. Vòng tránh thai không ảnh hưởng việc quan hệ vợ chồng. Một điều được nhiều chị em quan tâm là chi phí thực hiện biện pháp tránh thai này tương đối rẻ (280.000 đồng/ca đặt vòng). Hiện nay, hai loại vòng thông dụng là Tcu 380-A và Tcu 375 (Multiload).
Thời gian thực hiện thủ thuật đặt vòng rất nhanh, không quá 5 phút. Chị em muốn đặt vòng, cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện, với cán bộ y tế được đào tạo kỹ năng. Trường hợp chị em vừa hút lấy thai, sau sạch kinh, lúc này cổ tử cung mềm hơn nên thủ thuật đặt vòng vào nhẹ nhàng hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ kinh. Sau đặt vòng, chị em cần nằm nghỉ tại chỗ khoảng nửa giờ và tuần lễ đầu nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ ; uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu đau bụng, chườm nóng bụng dưới (có thể dùng thuốc giảm đau thông thường); kiêng giao hợp trong một tuần. Tình trạng kinh nguyệt có thể bất thường trong 2 - 3 tháng đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường. Dấu hiệu thường gặp là lượng máu kinh người đặt vòng nhiều hơn bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe cũng như tinh thần. Tuy nhiên, nếu lượng máu kinh hàng tháng có kèm máu cục, chị em nên trở lại cơ sở y tế khám. Giai đoạn đầu đặt vòng, để dự phòng thiếu máu, chị em có thể uống thêm viên sắt mỗi ngày, chú ý chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: Rau dền, mồng tơi, gan động vật…
Đối tượng nào không nên đặt vòng tránh thai?
Về thời điểm đặt vòng, các chuyên gia khuyến cáo: Chị em có thể đặt bất kỳ ngày nào trong vòng kinh khi chắc chắn là không có thai; đặt sau khi sạch kinh (ngày kinh cuối cùng còn ra ít máu); đặt sau sinh 6 tuần (không cần chờ có kinh lại); ngay sau 6 tháng khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chưa có kinh trở lại; ngay sau khi hút lấy thai. Tuy nhiên, vòng tránh thai chống chỉ định đối với những trường hợp như: Rong kinh, lượng kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết chưa rõ nguyên nhân hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung; chị em mắc bệnh tim, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính; ung thư sinh dục; nghi ngờ có thai.
Trên thực tế, ngoài những chị em e ngại đặt vòng tránh thai do những thông tin truyền miệng về tác dụng phụ mà chưa hiểu toàn diện về biện pháp này, nhiều chị em đặt vòng tránh thai thời gian dài nhưng không kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Bên cạnh đó, chị em có thể tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Và bạn cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường, có thể vòng đã bị lệch chỗ. Còn nếu dây này biến mất, có thể vòng đã bị tuột. Nếu không thấy dây vòng, bạn hãy đến bác sĩ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.
So với các biện pháp tránh thai khác thì tránh thai bằng cách đặt vòng tránh thai có tỷ lệ rủi ro thấp nhất. Do vậy, không có gì đáng lo ngại khi bạn chọn tránh thai bằng phương pháp này. Trong quá trình đặt vòng nên đi khám bác sĩ kịp thời khi gắp các triệu chứng bất thường như: Dây vòng bị rơi, đau sau khi quan hệ tình dục, máu kinh ra nhiều và kéo dài, khí hư có mùi khó chịu, buồn nôn, sốt (trên 38oC), chậm kinh hoặc nghi có thai.
Theo chuyên gia sản khoa, chị em cần kiểm tra tình trạng vòng, tránh để hết hạn sử dụng, ảnh hưởng hiệu quả tránh thai. Cộng tác viên dân số cần tăng cường tuyên truyền cụ thể hơn về vòng tránh thai, ưu điểm và tác dụng có thể gặp phải, để chị em lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp, giúp việc KHHGĐ hiệu quả hơn.
Lưu ý khi đặt vòng
Trong tất cả các biện pháp tránh thai, vòng tránh thai được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, trước khi chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy tìm hiểu kỹ về những mặt lợi, hại của vòng tránh thai. (Theo BS Song Hà - BV Phụ sản Trung ương) |
Thu Sương
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (08.09.2021)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (20.08.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)
-
5 lý do bạn phải thay đổi biện pháp tránh thai đang dùng (23.09.2014)



