
Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung.
Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.
Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.
Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.
Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.
Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút (vọt bẻ).
Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn và bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn. Đồng thời có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu.
Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế, tại đây sẽ được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại. Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau.
Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (16.05.2022)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (09.05.2022)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)



