
1. Tác dụng của vòng tránh thai
- Vòng tránh thai có tác dụng không cho trứng gặp tinh trùng, đồng thời ngăn trứng làm tổ trong tử cung sẽ phát triển thành bào thai. Ưu điểm mà nhiều cặp vợ chồng lựa chọn vòng tránh thai này vì nó mang lại hiệu quả cao và tức thì tính từ thời điểm đặt vòng cho đến khoảng 5 năm sau. Đây là dụng cụ giúp chị em vẫn giữ được cảm giác thoải mái và tương đối bền, sử dụng đơn giản và đặc biệt là không hề tốn kém.
- Ngoài những ưu điểm trên, vòng tránh thai có thể hạn chế lượng máu mất trong chu kì kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, thành phần progesterone giúp làm giảm sự xuất hiện của u xơ tử cung và nguy cơ viêm vùng chậu. Khác với các phương pháp tránh thai khác, nhiều cặp vợ chồng thường ưu tiên phương pháp đặt vòng vì nó không làm 'vướng víu' hay cản trở chuyện giao hợp.
![]() |
Vòng tránh thai có tác dụng không cho trứng gặp tinh trùng, đồng thời ngăn trứng làm tổ trong tử cung sẽ phát triển thành bào thai (Ảnh minh họa) |
- Vòng tránh thai được khuyến cáo với các chị em trong độ tuổi sinh sản, nghĩa là 18 - 49 tuổi. Tuổi càng cao càng không nên đặt vòng vì lo ngại máu kinh sẽ ra nhiều hơn và không đủ sức khỏe để tháo vòng.
2. Tháo vòng
Khi muốn có em bé, chị em sẽ tiến hành tháo vòng, tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ đến thời kì tháo vòng nhưng không đủ điều kiện sức khỏe hoặc đang trong thời gian mắc bệnh cấp tính thì sẽ tạm thời chưa lấy vòng ra cho đến khi hồi phục sức khỏe.
- Trường hợp chị em bị viêm nhiễm bộ phận sinh sản thì cần điều trị dứt điểm viêm nhiễm, sau đó mới tiến hành tháo vòng.
- Nên thực hiện thủ thuật tháo vòng vào ngày gần sạch kinh, nghĩa là khi hành kinh sắp hết.
- Việc đặt vòng tránh thai vào tử cung của chị em dù thời gian ngắn hay dài đều ảnh hưởng đến tử cung. Vì vậy, không nên có con ngay sau khi tháo vòng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thời điểm có con tốt nhất là 2, 3 tháng sau khi tháo vòng để tử cung ổn định.
- Sau khi tháo vòng, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ để uống thuốc kháng viêm, kháng sinh đầy đủ, tránh viêm nhiễm và dính buồng tử cung.
- Nếu không may vòng lọt vào bụng phải tiến hành phẫu thuật nội soi để lấy ra, nên nghỉ ngơi 2, 3 tuần trước khi trở lại làm để không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Lan Hương
Theo Sức khỏe & Đời sống
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (08.09.2021)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (20.08.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)
-
5 lý do bạn phải thay đổi biện pháp tránh thai đang dùng (23.09.2014)



