
Thuốc tránh thai được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn hiện tượng mang thai ngoài ý muốn. Đây là một biện pháp ngừa thai đem lại hiệu quả cao, tương đối an toàn đồng thời còn giảm tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, điều hòa kinh nguyệt, giảm mụn trứng cá… nên trở thành lựa chọn của nhiều phụ nữ. Sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, người phụ nữ vẫn tiếp tục có thai như bình thường. Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được thuốc tránh thai. Theo các bác sĩ, những đối tượng dưới đây không nên dùng thuốc tránh thai để tránh gặp những hậu quả đáng tiếc:
Người có huyết áp cao: Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Mức độ tăng phụ thuộc vào độ tuổi và thời gian uống thuốc. Kể từ thời điểm uống liều thuốc tránh thai đầu tiên, sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm huyết áp mới có thể tăng. Do đó, chị em nên đo huyết áp trước khi sử dụng thuốc tránh thai, vì huyết áp tăng sẽ cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú: Thuốc tránh thai ức chế lượng tiết sữa và giảm chất lượng sữa nên những phụ nữ mới sinh con dưới 6 tháng tạm thời không nên dùng. Hoặc trong trường hợp cần thiết, chị em có thể dùng những loại thuốc chỉ có progesterone, tuyệt đối không được dùng những loại thuốc có chứa cả estrogen và progesterone.
Người mắc bệnh tiểu đường: Những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc gia đình có tiền sử căn bệnh này thì không nên dùng thuốc tránh thai dạng uống. Nguyên nhân là sau khi sử dụng thuốc, lượng đường trong máu sẽ tăng nhẹ khiến cho bệnh có cơ hội tái phát hoặc trở nên nặng hơn.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Tánh (bìa trái) cộng tác viên ấp K10B, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận hướng dẫn sử dụng viên uống tránh thai cho phụ nữ. A. Thanh Dũng |
Người có bệnh tim mạch: Thành phần estrogen có trong thuốc tránh thai sẽ khiến sự lưu thông của các phân tử nước và natri (Na) bị gián đoạn. Do đó, hệ thống tim mạch phải tăng công suất hoạt động. Nếu dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ làm cho hệ tim mạch bị quá tải, bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Người mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính: Thuốc tránh thai khi vào cơ thể sẽ bị phân hóa ở gan, sau đó phân giải ở thận, làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến quá trình bài tiết những chất cặn bã ra khỏi cơ thể bị rối loạn từ đó khiến bệnh nặng hơn. Người mắc chứng tắc nghẽn mạch máu. Những phụ nữ đang hoặc đã từng bị mắc chứng tắc nghẽn mạch máu như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc nghẽn mạch máu não, viêm động mạch vành… không nên uống thuốc tránh thai. Bởi thành phần estrogen trong thuốc có tác dụng phụ có thể làm tăng khả năng đông máu, làm cho các mạch máu đang mắc bệnh bị tăng thêm áp lực khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Người có lượng máu kinh nguyệt ra quá ít: Những chị em này nếu sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc tử cung bị co lại, từ đó dẫn đến mất kinh.
Phụ nữ trên 40 tuổi: Những phụ nữ này không nên dùng thuốc tránh thai vì thành phần estrogen có trong thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Người đang có khối u: Những phụ nữ đang có các khối u ở vùng ngực, tử cung… đều không nên uống thuốc tránh thai. Vì thuốc tránh thai có những thành phần có khả năng làm khối u phát triển xấu đi, dễ biến chứng trở thành ác tính hoặc di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, những người kiêng, cẩn thận sử dụng hoóc-môn hoặc đang cùng lúc uống một số loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc chống đông máu, thuốc chống tăng huyết áp… cũng không nên dùng thuốc tránh thai vì điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trước khi sử dụng, chị em cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe./. Tuấn Nghĩa. Theo Sức khỏe & Đời sống
-
3 bệnh khiến đau bụng kinh nguyệt dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng mang thai (28.09.2021)
-
Những dấu hiệu vô sinh tiềm ẩn ở nữ giới và nam giới (27.09.2021)
-
Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị (22.09.2021)
-
Ăn kiêng, thức khuya không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ mà còn có thể gây vô sinh (20.09.2021)
-
Quan hệ tình dục thời điểm nào dễ mang thai? (17.09.2021)
-
Có nên tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 nếu phát hiện có thai? (14.09.2021)
-
Duy trì 10 thói quen hàng ngày giúp vợ chồng luôn hạnh phúc (08.09.2021)
-
Thủ dâm nữ, lợi và hại gì cho sức khỏe? (14.09.2021)
-
3 biện pháp giảm nguy cơ từ quan hệ tình dục không bảo vệ (06.09.2021)
-
Lo “tắt lửa” sau triệt sản (04.05.2022)
-
Cấy que ngừa thai có ngăn chặn được kinh nguyệt không? (03.05.2022)
-
Các phương pháp tránh thai hiệu quả sau sinh (29.04.2022)
-
Tránh thai khi đang cho con bú: Những điều cần nhớ (27.09.2021)
-
Sinh mổ nhiều - nguy cơ nhau cài răng lược càng cao (26.04.2022)
-
Chữa vô sinh không cần thụ tinh trong ống nghiệm (22.04.2022)
-
Nguyên nhân âm thầm gây vô sinh ở nữ giới (20.04.2022)
-
Không chủ quan với nhiễm khuẩn sau sinh bởi nhiều biến chứng nguy hiểm (12.04.2022)
-
Dự phòng béo phì để có một cơ quan sinh sản khỏe mạnh (06.04.2022)
-
Quan hệ tình dục bừa bãi rước bệnh sùi mào gà (23.04.2021)
-
Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ dậy thì sớm (14.06.2022)



