
Không thể thiếu trong đời sống
Quan hệ nam nữ trước tiên vì nhu cầu hưởng thụ tự nhiên, tiếp đến là duy trì nòi giống. Vì vậy, sử dụng biện pháp tránh thai là cần thiết để các cặp đôi chủ động trong việc mang thai, khoảng cách sinh con cũng như phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục. Là đối tượng mang thai nên từ xa xưa các nhà khoa học đã nghĩ ra các biện pháp tránh thai dành cho nữ. Các biện pháp phổ biến là tính vòng kinh, đặt vòng, sử dụng thuốc tránh thai, que tránh thai, bao cao su.
Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), độ tuổi sử dụng biện pháp tránh thai tăng theo tuổi và đạt mức cao nhất ở nhóm 35 - 39, cao gần gấp 3 lần so với phụ nữ nhóm tuổi 15 - 19. Sau 39 tuổi, số người sử dụng biện pháp tránh thai có giảm nhưng vẫn ở mức 60%. Với phụ nữ độ tuổi 45 - 49, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai giảm rõ rệt vì đây là thời kỳ mãn kinh hoặc khó có thai.
Trong số các phương tiện tránh thai, dụng cụ tử cung hay còn gọi là vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn nhất (chiếm 2/3 trong tổng số các phương tiện tránh thai), tiếp đến là thuốc tránh thai (13%) và bao cao su (11%). Sự đa dạng của các phương tiện tránh thai giúp chị em có nhiều lựa chọn, góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng 25% số ca tử vong mẹ và 10% tử vong ở trẻ em. Với giới trẻ, biện pháp tránh thai hiện đại đã giúp các em có đời sống tình dục an toàn, hạn chế mang thai ngoài ý muốn và lây bệnh qua đường tình dục…
Trách nhiệm vẫn dồn lên vai phụ nữ
Nếu như trước kia, phương tiện tránh thai chỉ dành cho phụ nữ thì việc chị em là người chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng, phòng tránh thai là điều dễ hiểu. Thế nhưng, khoa học ngày càng hiện đại, các biện pháp tránh thai dành cho nam lần lượt ra đời. Đầu tiên phải kể đến bao cao su với mẫu mã, chất liệu ngày càng tốt hơn, bắt mắt hơn. Bên cạnh đó còn là thuốc tiêm, bôi bên ngoài để tiêu diệt tinh trùng hay triệt sản nam cũng giúp ngăn cơ hội thụ thai.
![]() |
Phóng viên Đài Truyền thanh TP Rạch Giá trao đổi với phụ nữ đi đặt vòng tại Trạm Y tế xã Phi Thông về trách nhiệm của nam và nữ trong việc thực hiện KHHGĐ. . A. Thanh Dũng |
Mặc dù các đơn vị sản xuất phương tiện tránh thai luôn khẳng định chúng an toàn cho phụ nữ. Nhưng thực tế cho thấy, không ít tác dụng phụ đã xảy ra với chị em. Nhẹ thì nôn nao khi dùng thuốc, chảy máu khi đặt vòng hoặc cấy que. Cũng có người sau nhiều năm sử dụng liên tục một phương tiện tránh thai gây biến chứng như dính dụng cụ, giảm ham muốn, khó thụ thai. Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai thì ai cũng biết nhưng do tâm lý cam chịu nên nhiều chị em chấp nhận phần thiệt về mình. Họ không chỉ lo lắng cho chồng con từ miếng ăn đến giấc ngủ mà ngay “chuyện ấy” cũng luôn nhận phần thiệt về mình.
Như vậy mới có tình trạng người vừa sinh con đã dính bầu do chồng không chịu “đi bao”, người thì thường xuyên uống thuốc tránh thai khẩn cấp… tới mức gây chảy máu ồ ạt, vô sinh. Nhìn từ việc sử dụng biện pháp tránh thai cho thấy, bất bình đẳng giới tồn tại ở mọi ngõ ngách, trong từng gia đình, trên tất cả phương diện.
Tình trạng bất bình đẳng trên cho thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn nặng nề trong tư duy của cả nam giới lẫn phụ nữ. Xóa bỏ bất bình đẳng giới, rất cần sự đổi thay trong quan niệm từ đàn ông trong gia đình và cả sự quyết liệt của chị em./. Thanh Thanh. Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (20.08.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)
-
5 lý do bạn phải thay đổi biện pháp tránh thai đang dùng (23.09.2014)



