
![]() |
Những đứa con khỏe mạnh luôn là điều mơ ước của các gia đình. Nguồn: Internet |
Theo thống kê, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh tăng cao khi tuổi của người mẹ còn trẻ. Trẻ em do các bà mẹ dưới 20 tuổi sinh ra, tỷ lệ chết tới 37%o, cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Vấn đề này có thể giải quyết được thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình) SKSS/KHHGĐ, làm cho các cặp vợ chồng hiểu rõ hậu quả của việc sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35 cũng như lợi ích của việc chọn thời điểm sinh con thích hợp, lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ…
Hiện nay, mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 500.000 phụ nữ chết do các nguyên nhân có liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Vậy thì việc sinh con sớm trước tuổi 20 và sinh con trễ sau tuổi 35 có tác hại như thế nào?
Việc sinh con đầu lòng trước tuổi 20 sẽ làm cho cơ thể nữ vị thành niên sẽ không thể tiếp tục phát triển liên tục được, dễ bị suy dinh dưỡng; làm tăng nguy cơ thiếu máu khi có thai, thai chậm phát triển, đẻ non, nhiều biến chứng khi sinh con. Mặt khác, có thai ở tuổi vị thành niên các em thường phải bỏ học sớm để kết hôn và nuôi con trong khi trình độ học vấn còn thấp, chưa kể những áp lực về tâm lý mà nhiều nữ vị thành niên phải chịu đựng.
Việc mang thai và sinh con sau tuổi 35 dễ dẫn đến sinh khó, dễ có tai biến cho cả mẹ và con khi sinh; tỷ lệ con sinh ra thường mắc bệnh đần độn (bệnh Down) cao hơn mức bình thường do tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao…Theo kết quả một cuộc điều tra về sức khoẻ gần đây cho thấy khoảng cách giữa các lần sinh ở Việt Nam nói chung là hợp lý; tuy nhiên vẫn còn tới gần 20% các trường hợp sinh con có khoảng cách giữa hai lần sinh dưới 24 tháng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác tuyên truyền về SKSS/KHHHĐ chưa quan tâm đúng mức đến các nhóm đối tượng, công tác tư vấn về KHHGĐ còn thiếu và yếu, đặc biệt là ở những vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng: Sức khoẻ của người phụ nữ sau khi sinh phải mất từ 2 đến 3 năm mới phục hồi hoàn toàn. Nếu khoảng cách hai lần sinh quá gần nhau thì sức khoẻ của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro gây tử vong cho trẻ sơ sinh sẽ tăng lên gần 50% nếu như khoảng cách giữa hai lần sinh là dưới 2 năm.
Để giãn khoảng cách giữa hai lần sinh, cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm tránh để có thai ngoài ý muốn bằng cách tự lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp. Như vậy, khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất mà các bác sỹ khuyên nên áp dụng là từ 3 đến 5 năm. Đây là khoảng cách lý tưởng nhất để khi sinh bạn được mẹ tròn con vuông./.
BÁC SỸ CỦA BẠN
-
Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ? (08.09.2021)
-
Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm (20.08.2021)
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030: Chú trọng nhóm đối tượng trẻ (23.11.2020)
-
Vinh danh nữ y tá và nữ hộ sinh (07.04.2020)
-
Ngừa thai - Bạn chọn cách nào? (19.03.2020)
-
5 loại vắc-xin quan trọng cần tiêm trước khi mang thai (12.06.2019)
-
6 điều cần lưu ý khi dùng thuốc tránh thai thời kỳ đang cho con bú (12.06.2019)
-
10 sự thật bất ngờ về các biện pháp tránh thai (07.06.2019)
-
8 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mẹ sau sinh nên lựa chọn (03.06.2018)
-
Tránh thai: Không hề đơn giản như bạn nghĩ (22.01.2018)
-
Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn duy trì mức sinh thay thế (26.03.2018)
-
Để người dân hiểu đúng về Xã hội hóa phương tiện tránh thai (02.11.2017)
-
Những biện pháp tránh thai an toàn sau sinh (08.08.2017)
-
Xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS (30.06.2017)
-
Ai không dùng được thuốc ngừa thai? (13.02.2017)
-
Những hiểu lầm về vòng tránh thai (13.02.2017)
-
Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai (21.03.2016)
-
Tránh thai: Chuyện của đàn ông hay đàn bà? (08.06.2015)
-
Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh (09.04.2015)
-
Vợ chồng vô sinh được nhờ mang thai hộ (19.02.2015)



