
Vẫn còn người dân hiểu chưa đúng
Trong Quyết định này, ngoài các nhiệm vụ, giải pháp chính như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi thông qua việc tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới… thì một nội dung được rất nhiều người dân quan tâm là việc điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích liên quan đến vấn đề sinh đẻ.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng về các nội dung trong việc điều chỉnh này, dẫn đến nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí có người còn hiểu rằng, Quyết định này cho phép người dân sinh con thứ 3 một cách thoải mái.
Chính vì vậy, bản chất của Quyết định điều chỉnh này trọng tâm vào việc duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ), giảm sinh ở nơi có mức sinh cao và có một số biện pháp khuyến sinh ở những nơi mức sinh đang xuống thấp. Nghĩa là, các nội dung điều chỉnh sẽ khác nhau căn cứ dựa trên đặc điểm mức sinh thực tế tại các địa phương, không có sự giống nhau giữa nơi có mức sinh thấp và nơi có mức sinh cao.
Không nên hiểu lầm về việc sinh con thoải mái
Đề cập đến vấn đề một số người cho rằng, việc điều chỉnh này cho phép mọi người dân "thoải mái sinh con thứ 3" Việt Nam có hơn 50 năm thực hiện thông điệp: "Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con". Đến năm 2013, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khi ấy đã giao cho Bộ Y tế xây dựng một chủ trương mới phù hợp với bối cảnh đất nước, không còn nhấn mạnh vào giảm sinh nữa mà chuyển từ duy trì mức sinh thấp hợp lý sang thực hiện duy trì mức sinh thay thế. Từ đó, một thông điệp mới ra đời, đó là: "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con".
"Thông điệp này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được cụ thể hóa trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị Quyết 137/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và mới đây nhất là Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".
Từ trước đến nay, trên phương diện pháp luật, Việt Nam không có chế tài "siết" quyền sinh con của con người, mà chủ yếu là thực hiện cuộc vận động trong toàn xã hội. Ngay trong Nghị quyết 21-NQ/TW hay Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng không đề cập đến vấn đề sinh con thứ 3. Chỉ một số tổ chức chính trị có quy định về việc xử phạt khi sinh con thứ 3.
Do đó, trong thời gian tới, chúng ta vẫn thực hiện cuộc vận động mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Trong bối cảnh quy mô dân số của nước ta còn lớn, người dân không nên hiểu lầm về việc sinh con thoải mái, dẫn đến việc tăng sinh trở lại, nhất là những vùng đang có mức sinh cao.
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế
Trong thời gian qua, nhằm khống chế tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách dân số của nước ta với các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là giảm sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm sức ép của dân số đến quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách DS-KKHGĐ. Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế năm 2006. Năm 2007, nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới gần 70% dân số, đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới.
Trong Quyết định 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thể hiện rất rõ việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau. Theo đó, đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Trong khi đó, đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế, thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách khuyến khích không kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con. Một số biện pháp cần thực hiện như: Khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi; hỗ trợ mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở, ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em... đối với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.
Như vậy có thể thấy, việc một số người dân đang hiểu lầm rằng, bất cứ ai sinh đủ 2 con đều được hỗ trợ về một số phúc lợi xã hội kể trên là không đúng. Đây chỉ là giải pháp áp dụng tại một số địa phương đang có mức sinh thấp và có xu hướng xuống thấp hơn trong tương lai. Hơn nữa, việc điều chỉnh cụ thể ra sao cũng sẽ căn cứ vào thực tiễn tại từng địa phương để thực hiện. Ánh Loan. Theo giadinh.net
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (10.06.2022)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (09.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
Trầm cảm vì áp lực sinh con trai (05.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



