
Một số nghiên cứu cho thấy áp lực phải sinh con trai là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh ở phụ nữ. Theo đó, trung bình cứ 4 phụ nữ sau sinh thì có 1 phụ nữ trầm cảm nhưng tình trạng trầm cảm càng trầm trọng hơn ở lần mang thai thứ 2 trong trường hợp gia đình đã có con gái trước đó. Phụ nữ sinh con một bề là gái có nguy cơ bị chồng bạo hành trong quá trình mang thai gấp 2 lần so với phụ nữ có con trai.
Những ông chồng thích thai nhi là con trai thì nguy cơ của người phụ nữ bị trầm cảm cao gấp gần 2 lần so với những trường hợp ông chồng không quan tâm về mặt giới tính. Từ đây, có thể thấy, bạo lực gia đình và áp lực phải có con trai để nối dõi tông đường là những nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ trầm cảm đối với phụ nữ sau sinh, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho con. Rõ ràng, đây là vấn đề cần cảnh báo với xã hội và nâng cao nhận thức cho chính phụ nữ, đồng thời cho rằng cần có các cơ chế chính sách theo dõi, chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng cho phụ nữ trước và sau sinh tại các cơ sở y tế.
Trên thực tế hiện nay vấn đề trầm cảm của phụ nữ sau sinh ví áp lực sinh con trai chưa được quan tâm đúng mức. Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nói chung và cho phụ nữ trước, sau sinh còn là khoảng trống trong cung cấp dịch vụ y tế. Với những trường hợp nạo phá thai để lựa chọn giới tính, bản thân người phụ nữ sẽ phải chịu hệ lụy như thế nào vì lý do thai nhi là gái và 1 trong 2 vợ chồng muốn bỏ, đặc biệt do áp lực phải sinh con trai cũng gây ra tâm lý rất nặng nề tới người phụ nữ. Đối với cá nhân người phụ nữ, từ tâm lý ưa thích con trai và phải có bằng được con trai sẽ gây sức ép lên người phụ nữ, đôi khi dẫn đến nạo phá thai và điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ.
![]() |
Cộng tác viên tuyên truyền về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh tai gia đình anh Danh Đạt, có con đầu lòng là gái, cư ngụ tổ 3, ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng. A. Thanh Dũng |
Không chỉ phụ nữ bị áp lực phải sinh con trai mà nam giới cũng bị áp lực từ gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Trên thực tế, một số nơi vẫn còn tồn tại việc nếu người đàn ông chỉ có con gái thì khi ăn cỗ chỉ được ngồi ở "mâm dưới" và không có tiếng nói trong dòng họ. Chính điều này dẫn đến áp lực cho các cặp vợ chồng đặc biệt là nam giới phải sinh bằng được con trai. Bởi vì nam giới thường bị ảnh hưởng bởi bạn bè và những người đồng lứa với mình. Chỉ khi tư tưởng này được xóa bỏ thì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới được giải quyết một cách triệt để.
Để chấm dứt tình trạng này thì truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong cộng đồng, đặc biệt là cho nam giới là vô cùng cần thiết. Từ trước đến nay khi nói đến bình đẳng giới thì mọi người hay nghĩ đến phụ nữ và các chương trình phần lớn cho phụ nữ. Tuy nhiên chỉ khi nam giới thay đổi thì mới tạo ra được một sự thay đổi một cách tổng thể trong toàn xã hội.
Đối với gia đình, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đó là không sinh được con trai đáp ứng mong đợi của gia đình nhà chồng. Ngày 14/7 Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, trong đó có chỉ ra rằng 4,4% phụ nữ Việt Nam bị bạo lực trong lúc mang thai và một trong những nguyên nhân là do mang thai gái./. Bài, ảnh. Thanh Dũng
-
Chăm sóc để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc (25.08.2021)
-
Lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật (10.06.2022)
-
Những suy nghĩ làm gia tăng tình trạng trọng nam khinh nữ (07.06.2022)
-
Định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh (30.05.2022)
-
Bốn góc độ nhìn nhận hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (20.05.2022)
-
Những “áp lực không tên” khi sinh con gái (05.05.2022)
-
Bình đẳng giới tính trong việc làm (10.06.2022)
-
Khó khăn trong truyền thông giới tính (09.06.2022)
-
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái (27.04.2022)
-
Để mọi người dân được tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản (08.06.2021)
-
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (19.04.2022)
-
3 hệ lụy nghiêm trọng của mất cân bằng giới tính khi sinh (02.10.2020)
-
Tiếp tục cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con (19.06.2020)
-
Cố đẻ con trai nhưng chắc gì đã hơn con gái (25.05.2020)
-
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Những lý do để bạn trẻ đừng coi nhẹ (11.05.2020)
-
Thách thức tiềm ần trong gia đình hiện nay (29.06.2020)
-
Kỹ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (26.06.2020)
-
Đàn ông mong có con trai, đến khi về già mới biết con trai không bằng con gái (15.04.2020)
-
Hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2020 Đừng để tan máu bẩm sinh là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình (08.05.2020)
-
Không có chuyện kết hôn muộn sau 30 tuổi sẽ bị phạt. (09.04.2020)



